(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua đang gây áp lực lớn đối với nhiều ngành nghề, đặc biệt là việc tăng chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, buộc nhiều mặt hàng hóa phải tăng giá bán.

Nỗi lo từ giá xăng, dầu liên tục tăng cao

Việc giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua đang gây áp lực lớn đối với nhiều ngành nghề, đặc biệt là việc tăng chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, buộc nhiều mặt hàng hóa phải tăng giá bán.

Nỗi lo từ giá xăng, dầu liên tục tăng cao

Việc giá xăng dầu tăng đang gây sức ép lên nhiều ngành nghề.

Trong phiên điều chỉnh giá xăng, dầu ngày 11-2, giá xăng RON 95 trong nước vượt mốc 25.000 đồng/lít. Sau 3 lần tăng liên tiếp đầu năm, giá xăng hiện ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu Diesel tăng lên 19.865 đồng/lít; dầu hỏa là 18.751 đồng/lít và dầu mazut là 17.659 đồng/kg.

Với việc giá xăng, dầu tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp sản xuất.

Ông Nguyễn Văn An (TP Thanh Hóa) với hơn 20 năm làm nghề xe ôm cho biết: “Giá xăng tăng cao khiến mức giá chở khách cũng phải thay đổi cho phù hợp. Dịch COVID-19 vốn đã tác động đến tâm lý khách hàng ngại lưu thông bằng phương tiện công cộng, thì nay giá dịch vụ tăng, dẫn đến nhu cầu khách hàng càng giảm mạnh”.

Chung cảnh ngộ, anh Hoàng Văn Hưng ở huyện Đông Sơn lo lắng: Gia đình đầu từ mua chiếc xe 5 chỗ thời điểm cuối năm 2019 để chạy dịch vụ. Từ khi mua xe thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình. Dịch bệnh khiến khan hiếm khách, chủ yếu là khách hàng truyền thống. Nay giá nhiên liệu tăng dẫn tới cước dịch vụ tăng theo. Cước tăng thì khách hàng sẽ giảm.

Nỗi lo từ giá xăng, dầu liên tục tăng cao

Giá xăng, dầu tăng dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp vận tải, giá xăng, dầu tăng cao cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp vận tải trên địa bàn huyện Nông Cống chia sẻ: Đơn vị chuyên chở vật liệu đất san lấp cho các dự án lớn trong huyện và các huyện lân cận. Các dự án vốn đã hợp đồng trọn gói từ cuối năm 2021, nay giá dầu liên tục tăng cao khiến cho doanh nghiệp phải bù lỗ cả trăm triệu đồng cho các hợp đồng đã ký kết.

Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vận tải, khi chi phí vận tải tăng thì đẩy giá hàng hóa, dịch vụ vận chuyển cũng tăng theo. Khảo sát các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các chợ lớn trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cho thấy các mặt hàng rau, củ quả, lương thực, thực phẩm gần như đều tăng từ 10 đến hơn 20% so với thời điểm trước tết.

Chị Nguyễn Thị V, một chủ cửa hàng rau củ quả chợ đầu mối phường Đông Hương, TP Thanh Hóa cho biết: Bình thường, thời điểm sau tết nguyên đán các mặt hàng gần như năm nào cũng tăng, tùy thời tiết từng năm. Năm nay ảnh hưởng của dịch đã đành, giá xăng dầu tăng cao dẫn tới cước vận tải cũng tăng, buộc lòng người kinh doanh cũng phải tăng giá bán.

Nỗi lo từ giá xăng, dầu liên tục tăng cao

Nhiều chủ kinh doanh rau, củ quả cho biết, giá cả tăng, lượng khách hàng cũng giảm.

“Mong các bộ, ngành, địa phương sớm có sự điều chỉnh phù hợp, giảm sức ép vận tải, chi phí sản xuất để những người kinh doanh như chúng tôi dể thở hơn”, chị V mong mỏi.

Đại diện Phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh (xe buýt, taxi, vận tải hành khách đường dài…) chưa có báo cáo, đề xuất xin điều chỉnh giá cước do ảnh hưởng giá xăng dầu tăng cao vừa qua. Tuy nhiên, thực tế thị trường đã ghi nhận những giao dịch vận tải, giá cước vận tải hàng hóa có những điều chỉnh tăng. Đây là những giao dịch mang tính thỏa thuận giữa các bên.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]