Phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Lang Chánh
Tận dụng lợi thế về địa hình, khí hậu, trong thời gian qua huyện Lang Chánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn triển khai trồng cây dược liệu, thu hút nhiều người dân tham gia. Đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của huyện, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Gia đình ông Phạm Văn Nhàn (bên trái) ở thôn Cốc Mốc, xã Đồng Lương (Lang Chánh) mạnh dạn trồng cây dược liệu đến nay mang lại hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng keo, cây ngô và cây sắn.
Từ tháng 9-2021, gia đình ông Phạm Văn Nhàn ở thôn Cốc Mốc, xã Đồng Lương (Lang Chánh) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích từ trồng cây keo, cây sắn, cây ngô sang trồng cây dược liệu với diện tích 4.500m2. Ông Nhàn cho biết: Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm bón, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, vì vậy mới chỉ trồng được khoảng 6 tháng nhưng đến nay đã cho thu hoạch được 2 vụ. So với những cây truyền thống thì loại cây này mang lại hiệu quả gấp nhiều lần.
Thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về phát triển cây dược liệu, xã Đồng Lương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang trồng cây ngải cứu thay thế cho một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Đến nay trên địa bàn xã trồng được 4,5 ha, chủ yếu là trồng cây ngải cứu.
Ông Lê Xuân Miệt, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Lương cho biết: Bình quân cây ngải cứu cho thu hoạch 3 vụ/năm, nếu như chăm sóc tốt có thể cho 4 vụ/năm với thu nhập bình quân khoảng 100-150 triệu đồng/ha. Hiệu quả từ việc trồng cây dược liệu tương đối cao so với một số loại cây truyền thống khác.
Bình quân cây ngải cứu cho thu hoạch 3 vụ/năm, nếu chăm sóc tốt có thể cho 4 vụ/năm với thu nhập bình quân khoảng 100-150 triệu đồng/ha.
Lang Chánh là huyện miền núi với hơn 90% diện tích là rừng và đất lâm nghiệp, trong tự nhiên thì cây dược liệu đã có từ lâu và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của huyện. Bà con đã khai thác, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như làm hàng hóa bán cho thương lái.
Tận dụng lợi thế về địa hình, khí hậu, trong thời gian qua huyện Lang Chánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn triển khai trồng cây dược liệu. Tuy nhiên, khi mới triển khai còn gặp một số khó khăn do nhận thức của bà con đang từ khai thác tự nhiên chuyển qua trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật mới; các diện tích trồng manh mún, nhỏ lẻ, nên rất khó khăn trong quá trình triển khai… Tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo sát sao, bài bản, từ hiệu quả của một vài mô hình điểm mang hiệu quả cao, đến nay đã được nhân rộng đến nhiều hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Về hiệu quả, một số loại cây trồng có thời gian lâu hơn từ 2 - 3 năm, nhưng có những loại từ 3 - 6 tháng. Hiện nay có một số cây trồng như ngải cứu, rau má cho thu hoạch và hiệu quả 1 năm thu được 2 - 3 vụ, 1 sào thu được 4 - 5 triệu đồng. Như vậy tính trên 1 ha cũng đạt 150 - 180 triệu đồng/1ha.
Nói về cây dược liệu trên địa bàn ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: “Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân nên huyện đã thành lập BCĐ và hỗ trợ, chỉ đạo quyết liệt đến các xã để triển khai việc trồng cây dược liệu trên địa bàn các xã. Phân chia, quy hoạch lại các vùng trồng, đến nay trồng được hơn 30 ha và phấn đấu trong năm 2022 trồng được 90 - 100 ha. Huyện đang tập trung triển khai ngoài cây trồng chính thì cây dược liệu là một trong những cây xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của bà con trong thời gian tới”.
Quyết Thắng – Trung Thủy
{name} - {time}
- 2023-09-25 10:57:00
Lo lắng trước trào lưu “test” người yêu/chồng/vợ
- 2023-09-25 09:44:00
Thiệu Hóa quy hoạch xây dựng đô thị tạo không gian phát triển
- 2022-05-21 22:35:00
Tăng cường phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ tại huyện miền núi Lang Chánh
Dưa vàng Thọ Thanh hướng tới xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng: Cách làm của những doanh nghiệp trẻ
Những người nặng lòng giữ “hồn cốt” của bản, làng
Bệnh nhân tâm thần và câu chuyện phòng, chống dịch COVID-19
Từ vùng đất khó thành trang trại nuôi gà hiệu quả kinh tế cao
Tổ chức Hội thi dân vũ thể thao trực tuyến trong hệ thống Hội phụ nữ
Huyện Như Xuân đẩ mạnh phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện miền núi Thường Xuân
Nông dân Quảng Xương xuống đồng thu hoạch lúa chiêm xuân