(vhds.baothanhhoa.vn) - Hàng năm, huyện Quan Sơn luôn xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm và chủ động xây dựng các phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, theo phương châm “4 tại chỗ”.

Quan Sơn chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai

Hàng năm, huyện Quan Sơn luôn xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm và chủ động xây dựng các phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, theo phương châm “4 tại chỗ”.

Quan Sơn chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên taiKhu vực dân cư có nguy cơ bị sạt lở đất tại bản Lốc, xã Trung Tiến cần sớm được di dời đến nơi ở an toàn.

Quan Sơn là huyện miền núi cao có địa bàn rộng, địa hình chủ yếu đồi núi hiểm trở, chia cắt, có nhiều khe suối là nơi dễ xảy ra nút thắt tạo thành lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa lũ. Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ TKCN còn mỏng, làm việc kiêm nhiệm; vật tư, phương tiện phục vụ TKCN thiếu về số lượng và chủng loại nên chưa đáp ứng được khi có thiên tai xảy ra. Nhận thức, kỹ năng PCTT của cộng đồng ở một bộ phận người dân còn hạn chế, vẫn chủ quan và chưa chấp hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn của địa phương. Vẫn còn nhiều hộ dân ở các xã, thị trấn đang sinh sống ở những nơi có nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là khu vực dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ PCTT ở cấp huyện, cấp xã hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu công tác PCTT. Ngoài ra, qua rà soát trên địa bàn huyện Quan Sơn có 875 hộ sống trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trong đó, 303 hộ có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, 572 hộ có nguy cơ bị sạt lở đất, đá.

Trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm 2023, huyện Quan Sơn đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và Phòng thủ dân sự huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các xã, thị trấn, đơn vị đảm bảo cho công tác PCTT&TKCN. Đồng thời, tổ chức kiểm tra công tác PCTT&TKCN, phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai và huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần khi có sự cố thiên tai xảy ra của các xã, thị trấn. Ngoài ra, huyện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác sẵn sàng PCTT cho từng xã, thị trấn theo đặc điểm, tình hình thực tế, mức độ ảnh hưởng, nguy cơ các loại hình thiên tai có thể xảy ra.

Đến nay, huyện đã huy động được 2.090 người từ các lực lượng PCTT&TKCN khi cần thiết. Đồng thời, chuẩn bị vật tư, phương tiện, lương thực, thực phẩm, nước uống, y tế, hóa chất vệ sinh môi trường... theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố phương án PCTT, ứng phó với biến đổi khí hậu theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Quan Sơn đã ban hành Phương án số 05/PA-UBND ngày 8/6/2023, đồng thời xây dựng phương án theo từng cấp độ cụ thể, sát tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Cùng với đó, huyện Quan Sơn tích cực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT&TKCN với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Qua đó, người dân trên địa bàn huyện đã tích cực, chủ động hơn trong việc PCTT, di dời đến nơi ở mới an toàn, phù hợp hơn cho gia đình để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Hàng năm, UBND huyện Quan Sơn đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn rà soát các hộ dân sinh sống ở các nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để có phương án ứng phó. Hiện trên địa bàn huyện có 4 dự án sắp xếp ổn định dân cư, địa phương đang tích cực phối hợp với các đơn vị tư vấn, khảo sát lập mặt bằng quy hoạch 1/500, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để người dân đến nơi ở an toàn, ổn định đời sống. Ngoài ra, huyện đã chủ động kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu, khu vực có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để cập nhật phương án PCTT&TKCN của địa phương. Trong đó, tập trung công tác phòng ngừa, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời người dân ra khỏi các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]