(vhds.baothanhhoa.vn) - Như thường lệ, tháng 8 hằng năm nhiều sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng sẽ tốt nghiệp. Cầm trên tay tấm bằng đại học nhưng vì dịch, bệnh COVID-19 nên những dự định và mơ ước việc làm đều bị gác lại. Không biết đi đâu làm gì là suy nghĩ trăn trở của nhiều sinh viên ở thời điểm hiện tại.

Sinh viên sắp ra trường và nỗi lo thất nghiệp mùa dịch

Như thường lệ, tháng 8 hằng năm nhiều sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng sẽ tốt nghiệp. Cầm trên tay tấm bằng đại học nhưng vì dịch, bệnh COVID-19 nên những dự định và mơ ước việc làm đều bị gác lại. Không biết đi đâu làm gì là suy nghĩ trăn trở của nhiều sinh viên ở thời điểm hiện tại.

Sinh viên sắp ra trường và nỗi lo thất nghiệp mùa dịch

Nguyễn Minh Anh đang gắn bó với nghề tư vấn viên - công việc trái với ngành học của em.

Cơ hội việc làm đã khó, nay còn khó hơn

Bốn năm đèn sách với bao vất vả, nhiều sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo phải vay vốn ngân hàng chính sách và xã hội để học tập. Đối với những sinh viên khác, gia đình cũng phải chu cấp từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí ăn, ở, sinh hoạt và học hành…

Để bớt gánh nặng cho gia đình, nhiều sinh viên đã đi làm thêm. Trước khi bước vào đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 này phần lớn sinh viên đã có việc làm thêm và nhiều kế hoạch mới cho bản thân sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nhưng chẳng ai ngờ sau những quyết định “đóng” rồi lại “mở” thì nhiều sinh viên đã mất việc hẳn...

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động về dịch vụ ăn uống, làm đẹp… đều từ chối tuyển dụng vì cứ hoạt động được một thời gian lại nhận được thông báo phải tạm dừng.

“Trước đây em làm nhân viên kế toán của một spa nhưng từ khi có quyết định đóng cửa thì em chẳng còn biết đi đâu, làm gì", Phạm Lan Hương, sinh viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tâm sự.

Ngoài ra, những sinh viên có gia cảnh khó khăn phải tự bươn chải để lo tiền học và sinh hoạt phí cũng đang gặp nhiều khó khăn trước tình hình dịch, bệnh. Trong thời gian này, Trần Thu Hương, sinh viên năm cuối Trường ĐH Ngoại thương cũng đang phải đối diện với rất nhiều áp lực.

“Đã hai năm nay em không nhận được tiền chu cấp của bố mẹ. Một phần vì bố mẹ cũng không dư giả gì, phần còn lại em cũng muốn bản thân mình tự tìm việc làm, nhưng từ khi xảy ra dịch, bệnh em buộc phải nghỉ làm”, Hương cho biết.

Còn Nguyễn Minh Anh, sinh viên Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa sắp tốt nghiệp đã phải từ bỏ niềm đam mê làm hướng dẫn viên du lịch của mình để đi làm tư vấn bảo hiểm. Minh Anh cho biết: “Mới hơn 1 năm trước thôi em đang còn được tham gia các tour du lịch, nhưng giờ không còn việc làm, nên quyết định tìm kiếm một công việc khác”

Do những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều sinh viên sắp ra trường vốn rất tự tin cũng đột nhiên “khựng” lại để tìm một lối đi mới.

Chuyển hướng để “cầm cự”

Sinh viên sắp ra trường và nỗi lo thất nghiệp mùa dịch

Nhiều sinh viên đang tất bật với những kế hoạch tìm việc sắp tới.

Nhiều sinh viên đã xác định ra trường là sẽ “đầu quân” cho cơ quan, đơn vị hay doanh nghiệp theo dự định, nhưng giờ đây kế hoạch ấy vẫn còn xa, bởi cơ hội việc làm đang bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và tình hình cắt giảm nhân sự ở các cơ quan, doanh nghiệp.

Nỗi lo “thất nghiệp” đã tạo cho những sinh viên sắp ra trường một áp lực lớn, chính vì thế nhiều bạn đã phải tìm một công việc “tạm bợ” để chờ cơ hội mới.

“Thật ra mình không thích công việc hiện tại lắm vì nó trái với ngành nghề học, tuy nhiên mình rất biết ơn nó vì thời buổi khó khăn mà kiếm được việc đã là may lắm rồi”, Hoàng Thu Trang, sinh viên năm 4 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân bộc bạch.

Trong bối cảnh tác động của dịch, bệnh COVID-19 thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh, đồng nghĩa với việc phải cắt giảm lao động.

Chị Mai Hà, chuyên viên Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết: "Nếu không có dịch, bệnh COVID-19 thì khi sinh viên tốt nghiệp các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng các bạn trẻ bởi họ có sự năng động, tư duy làm việc mới mẻ. Tuy nhiên bây giờ nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp quy mô sản xuất, nên việc này sẽ khó khăn hơn”.

Thời điểm sắp ra trường và để tự “bước đi” trên đôi chân của mình thật sự nhiều khó khăn, chông gai và thử thách. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thích hợp để các sinh viên cố gắng trang bị thêm thật nhiều kiến thức để khi hết dịch có thể tìm được việc làm phù hợp.

Thảo Chi


Thảo Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]