(vhds.baothanhhoa.vn) - Giá xăng, dầu liên tục tăng cao, khiến ngư dân đình trệ việc ra khơi, dẫn đến các mặt hàng thủy hải sản khan hiếm hơn.

Tàu nằm bờ, thủy hải sản tăng giá

Giá xăng, dầu liên tục tăng cao, khiến ngư dân đình trệ việc ra khơi, dẫn đến các mặt hàng thủy hải sản khan hiếm hơn.

Tàu nằm bờ, thủy hải sản tăng giá

Hàng trăm tàu đánh bắt nằm bờ tại khu vực âu thuyền Cảng cá Hòa Lộc.

Tàu thuyền nằm bờ

Như mọi năm anh Hải chủ tàu cá ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc ra khơi từ mùng 4 Tết Nguyên Đán, nhưng sau chuyển mở biển, đến nay tàu anh vẫn đang nằm bờ.

Anh Hải cho biết, có nhiều lý do mà đến giờ tàu anh vẫn nằm bờ. Dẫn chứng như giá xăng, dầu tăng liên tục; không kiếm được bạn tàu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời tiết những ngày này cũng không thuận lợi cho việc ra khơi.

Anh Hải phân tích, giá dầu tăng liên tục ra khơi gần như chỉ có lỗ. Ví như trước kia đi biển nửa tháng thu về gần trăm triệu đồng, sau khi trừ chi phí, trả công bạn tàu thì vẫn có lời. Tuy nhiên, chi phí dầu cao, thực phẩm sau tết đắt, mỗi đợt ra khơi lúc này tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, sau khi tính toán kỹ mỗi chuyến đi về lỗ từ 60 đến 80 triệu đồng.

Cũng giống như anh Hải, ở các địa phương vùng biển như Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn vẫn nhiều tàu cá đang nằm bờ. Tàu anh Nguyễn Văn Công ở phường Quảng Cư, TP. Sầm Sơn đã neo đậu ở cảng lạch Hới gần 1 tháng nay. Sau khi cập bến neo đậu ăn tết, tàu của anh vẫn nằm nguyên tại chỗ.

Anh Công cho biết, năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt. Không chỉ giá dầu cao khiến anh không thể buông neo mà anh cũng không tìm được bạn thuyền do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm, bạn thuyền của anh bị cách ly đến quá nửa chưa biết khi nào mới có thể vươn khơi.

Tàu nằm bờ, thủy hải sản tăng giá

Số lượng tàu vươn khơi thấp, chủ yếu đánh bắt gần bờ dẫn tới nguồn thủy hải sản đánh bắt tự nhiên khan hiếm.

Ông Nguyễn Đình Ánh, Phó giám đốc BQL cảng cá Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) cho biết: Số lượng tàu thuyền nằm bờ hiện tại chiếm tới hơn 90% (tương đương với khoảng hơn 200 tàu thuyền đánh bắt xa bờ). Giá dầu tăng, kèm với thời tiết và ngư trường thời điểm hiện tại khiến cho các chủ tàu không thể ra khơi.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn) cũng khẳng định có hơn 200 phương tiện tàu thuyền đang nằm bờ. Việc các phương tiện nằm bờ đã và đang gây sức ép lớn về thu nhập lên lên các chủ tàu, người lao động. Bởi, đa phần các chủ tàu để duy trì việc vươn khơi, đầu tư ngư lưới cụ… đều phải vay mượn của các ngân hàng.

Hải sản khan hiếm, giá đắt đỏ

Hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển đình trệ dẫn đến tình trạng khan hiếm thủy hải sản tại các chợ dân sinh. Trong khi hải sản nuôi giá tăng cao, đắt đỏ, nhiều gian hàng kinh doanh thủy hải sản không mở bán.

Bà Nụ - tiểu thương buôn bán hải sản tại chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa cho biết: Tàu thuyền không ra khơi dẫn đến nguồn hàng tươi sống tự nhiên từ biển khan hiếm, giá cao hơn dịp đầu năm. Ví như tôm thì không có tôm biển, tôi lấy tôm nuôi từ các chủ đầm ở Nga Tân, Nga Sơn nhưng giá nhập đã rất cao so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Ngày thường thì giá 1 kg tôm giao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg nhưng hôm nay phải lấy giá từ 220.00 - 250.000 đồng/kg. Tôm càng to giá càng cao, thậm chí có loại hơn 300.000/kg.

Trong khi đó, bà Lê Thị Hằng (tiểu thương chợ Đông Thành, TP Thanh Hóa) cho rằng: Muốn có nguồn hàng ổn định, tiểu thương phải đặt hàng, gửi tiền đặt cọc trước cho các đầu mối.

Tàu nằm bờ, thủy hải sản tăng giá

Giá cả tăng cao, chủ yếu hải sản nuôi dẫn tới lượng khách mua thấp.

Việc giá cả thủy hải sản tăng cũng khiến cho việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên dè xẻn hơn. Chị Nguyễn Thị Hạnh (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa) đi chợ Đông Thành từ khá sớm với hy vọng mua đồ tươi sống, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chị Hạnh lắc đầu ngao ngán với giá cả tăng chóng mặt.

Khảo sát cho thấy, các mặt hàng hải sản tươi sống giá đều tăng cao, cá thu 300.000 - 350.000 đồng/kg (trước là 250.000 - 270.000 đồng/kg), cá bạc má 150.000 đồng/kg (trước là 100.000 đồng/kg); ghẹ xanh 600.000 - 700.000 đồng/kg (tăng 200.000 đồng/kg); mực 250.000 - 300.000 đồng/kg (trước là 200.000 - 220.000 đồng/kg)…

Ảnh hưởng của dịch cũng như việc tăng giá xăng, dầu đã và đang dẫn tới nhiều hệ lụy. Các tàu thuyền dè dặt trong việc vươn khơi, nguồn thủy hải sản từ đánh bắt tự nhiên khan hiếm, giá thủy hải sản nuôi trồng tăng cao, khiến cho nhu cầu của người dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]