(vhds.baothanhhoa.vn) - Để dịch vụ y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh, ngành y tế Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. Trong đó, việc thu hút bác sĩ về làm việc tại tuyến huyện được coi là nhiệm vụ trọng tâm để tuyến y tế cơ sở được nâng tầm, vững mạnh.

Thu hút bác sĩ về bệnh viện huyện: Blu trắng ra đi

Để dịch vụ y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh, ngành y tế Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. Trong đó, việc thu hút bác sĩ về làm việc tại tuyến huyện được coi là nhiệm vụ trọng tâm để tuyến y tế cơ sở được nâng tầm, vững mạnh.

Thu hút bác sĩ về bệnh viện huyện: Blu trắng ra điBác sĩ nghỉ việc làm ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Những con số buồn

Hai năm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, đội ngũ y, bác sĩ tiền tuyến căng mình chống dịch, những người ở tuyến dưới phải kiêm nhiệm nhiều việc, đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Sức ép công việc lớn nhưng chế độ đãi ngộ chưa phù hợp, khiến làn sóng “ra đi” của bác sĩ càng trở nên nhiều hơn. Hiện tại, dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng nhiều thầy thuốc vẫn rời bệnh viện công với nhiều lý do, nhất là bệnh viện tuyến huyện. Và Thanh Hóa cũng không phải là ngoại lệ.

Anh T.S. đã rời Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành sau hơn 10 năm gắn bó. Ở vị trí của anh lúc đó (Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu) để đưa ra quyết định nghỉ việc sau thời gian dài gắn bó, cống hiến tại quê hương là không hề dễ dàng. Anh kể lại: “Bao nhiêu tâm huyết để trở thành bác sĩ thì bấy nhiêu sự day dứt khi rời bỏ. Nhưng…”. Mặc dù không nói rõ lý do nhưng theo tìm hiểu thì nguyên nhân là do anh S. muốn thay đổi một môi trường làm việc khác.

Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa, từ năm 2020 đến nay có 282 nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc. Trong đó, năm 2020 là 66 người (36 bác sĩ), năm 2021 là 81 người (40 bác sĩ), năm 2022 là 135 người (51 bác sĩ).

Rời bỏ công việc ở một đơn vị đã gắn bó lâu năm không bao giờ là quyết định một sớm một chiều của các bác sĩ đã “dứt áo ra đi”. Dù rằng sau khi nghỉ việc ở đơn vị cũ, họ vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn đã được đào tạo, nhưng với nơi từng đón nhận khi họ mới chập chững vào nghề, rèn luyện và trau rồi kinh nghiệm chuyên môn cho họ thì quyết định nghỉ việc đã là chuyện chẳng đặng đừng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các y, bác sĩ xin nghỉ việc chủ yếu với hai lý do. Thứ nhất là môi trường làm việc không phù hợp, họ không phát huy được hết tài năng cũng như được nâng cao trình độ chuyên môn. Thứ hai là thu nhập thấp.

Từ năm 2020 đến tháng 9-2022, Bệnh viện Đa khoa Lang Chánh có 4 bác sĩ thuộc các chuyên khoa nội, tai - mũi - họng, ngoại và định hướng ngoại, xin nghỉ việc. Anh N.V.D. từng là bác sĩ công tác tại bệnh viện này cho biết: “Khi đang còn là thanh niên, thì mức thu nhập thấp chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bản thân. Đến khi lập gia đình, có con, nhưng mức lương vẫn chỉ từ 5 triệu - 8 triệu đồng/tháng không đủ chi phí cho cuộc sống, chứ chưa nói đến tích lũy. Trong khi đó, công việc làm thêm ở huyện miền núi không có. Vậy nên, tôi đành viết đơn xin nghỉ việc”. Được biết, Bệnh viện Đa khoa Lang Chánh đang phải chịu “áp lực” rất lớn từ phần kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt định mức kinh tế kỹ thuật năm 2017-2018 bị xuất toán. Vậy nên, bệnh viện này đang phải nợ chế độ làm thêm ngoài giờ, phẫu thuật, thủ thuật của cán bộ, y, bác sĩ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 cùng với tiền thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm của nhà cung ứng. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến các bác sĩ viết đơn xin nghỉ việc.

Điều đáng nói là sự ra đi của nhân viên y tế tuyến huyện lại diễn ra khi nhiều bệnh viện thực hiện chủ trương thu hút bác sĩ về công tác. Trong số những nhân viên y tế ấy, có những bác sĩ chuyên khoa 1, có kinh nghiệm lâu năm. Điều này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, mà nhãn tiền là bệnh viện thiếu bác sĩ, người bệnh thiệt thòi.

Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa, từ năm 2020 đến nay có 282 nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc. Trong đó, năm 2020 là 66 người (36 bác sĩ), năm 2021 là 81 người (40 bác sĩ), năm 2022 là 135 người (51 bác sĩ). Riêng Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành 3 năm liền 2020, 2021 và 2022 có 23 bác sĩ thôi việc, nghỉ việc.

Thiết nghĩ, những khó khăn vất vả trong suốt hai năm chống dịch COVID-19 chỉ là “giọt nước tràn ly”, bởi sau những vất vả ấy, họ vẫn chọn con đường nghỉ việc. Minh chứng rõ nhất là năm 2022 số lượng nhân viên y tế nghỉ việc là cao nhất tính từ năm 2020. Và con số này vẫn chưa dừng lại.

Hệ lụy

Điều đáng nói là sự ra đi của nhân viên y tế tuyến huyện lại diễn ra khi nhiều bệnh viện thực hiện chủ trương thu hút bác sĩ về công tác. Trong số những nhân viên y tế ấy, có những bác sĩ chuyên khoa 1, có kinh nghiệm lâu năm. Điều này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, mà nhãn tiền là bệnh viện thiếu bác sĩ, người bệnh thiệt thòi.

Hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành có hơn 200 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có 48 bác sĩ. Mỗi ngày bệnh viện có khoảng 250 lượt bệnh nhân đến khám, 300 bệnh nhân nội trú. Theo lãnh đạo bệnh viện, thì bệnh viện đang thiếu nhiều bác sĩ, nhất là ở các chuyên khoa sản, mắt, tai - mũi - họng, da liễu, hồi sức cấp cứu… Kéo theo đó là nhiều máy móc, trang thiết bị cũng phải nằm chờ… bác sĩ.

Hiện nay bệnh viện tư nhân rất phát triển, có nhiều bác sĩ giỏi, thậm chí là chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, khi đến đây người bệnh rất yên tâm. Song, phần lớn người dân đều có mức sống trung bình, chi phí khám, chữa bệnh ở bệnh viện tư thường cao hơn bệnh viện công rất nhiều, nên nhiều người dân không theo đuổi được.

Trong môi trường thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thì việc bệnh viện này thiếu bác sĩ giỏi cũng có thể khiến người dân chuyển đến bệnh viện huyện liền kề, hoặc cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải ở nơi nào cũng đúng, nhất là ở khu vực miền núi. Ông Phạm Công Hùng, một bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành, cho biết: “Bác sĩ có chuyên môn tốt chuyển đi là một thiệt thòi cho người bệnh chúng tôi. Hiện nay bệnh viện tư nhân rất phát triển, có nhiều bác sĩ giỏi, thậm chí là chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, khi đến đây người bệnh rất yên tâm. Song, phần lớn người dân đều có mức sống trung bình, chi phí khám, chữa bệnh ở bệnh viện tư thường cao hơn bệnh viện công rất nhiều, nên nhiều người dân không theo đuổi được. Mặt khác, với bệnh nhân ở miền núi việc di chuyển khó khăn thì bệnh viện gần luôn là ưu tiên lựa chọn”.

Nếu không có giải pháp giữ chân bác sĩ, các cơ sở y tế công lập sẽ phải mất nhiều năm nữa để đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng được một lớp bác sĩ có tay nghề cao.

Trong cơ chế tự chủ tài chính như hiện nay, nếu bệnh viện thiếu nguồn nhân lực thì không thể giải “bài toán” nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng nghĩa không thu hút được bệnh nhân. Điều này cũng có nghĩa, nguồn thu của bệnh viện sẽ gặp khó, rất dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi.

Nếu không có giải pháp giữ chân bác sĩ, các cơ sở y tế công lập sẽ phải mất nhiều năm nữa để đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng được một lớp bác sĩ có tay nghề cao. Trong khi đó, chính nhân viên y tế “ra đi” cũng thiệt thòi vì mất cơ hội phát triển ở bệnh viện công và cần phải có thời gian thích ứng với nơi làm việc mới. Đặc biệt, chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện bị ảnh hưởng rất lớn.

Bài và ảnh: Phan Thị



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]