(vhds.baothanhhoa.vn) - Bảo hiểm được xem là “mỏ vàng” cho các ngân hàng những năm gần đây. Việc mua bảo hiểm hoàn toàn được nhà nước ủng hộ và có các chính sách thúc đẩy phát triển đồng thời siết chặt quản lý loại hình kinh doanh này. Bảo hiểm từ lâu được người dân Việt Nam xem như một loại tài sản “để dành”, song đang dần bị biến tướng và lợi dụng để “đạt KPI”.

Thực hư chuyện mua bảo hiểm

Bảo hiểm được xem là “mỏ vàng” cho các ngân hàng những năm gần đây. Việc mua bảo hiểm hoàn toàn được nhà nước ủng hộ và có các chính sách thúc đẩy phát triển đồng thời siết chặt quản lý loại hình kinh doanh này. Bảo hiểm từ lâu được người dân Việt Nam xem như một loại tài sản “để dành”, song đang dần bị biến tướng và lợi dụng để “đạt KPI”.

Thực hư chuyện mua bảo hiểm

Khách hàng không chỉ nghe và tin người tư vấn, mà phải đọc kỹ từng điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký các hợp đồng bảo hiểm.

Trở về sau buổi tư vấn với ngân hàng, tôi đã hoang mang lại càng thêm lo lắng khi bản thân cần vay tiền nhưng lại được yêu cầu mua thêm bảo hiểm. Số loại bảo hiểm đa dạng, và điều khoản bồi thường hay lợi nhuận thì càng làm cho khách hàng “chóng mặt” hơn. Đa phần là sản phẩm dạng gộp như bảo hiểm nhân thọ - loại hình không bắt buộc dành cho cá nhân - được giới thiệu nhiều nhất.

Vì muốn đạt được thỏa thuận về khoản vay ở ngân hàng này, nên tôi theo chân anh cán bộ ngân hàng để tìm hiểu và nghe tư vấn. Sau khi giới thiệu nhanh về rủi ro và lợi ích, tôi được tư vấn về các quyền lợi đi kèm như dịch vụ thăm khám sức khỏe định kỳ hay phần tiền lãi tôi có được sau một khoảng thời gian thực hiện hợp đồng. Đây là phần anh nhấn mạnh nhất.

Tuy nhiên, sau khi tôi thực hiện một số phép tính tại chỗ để làm rõ những điều đã số hóa trong bản giới thiệu thì vị cán bộ này không thể giải đáp mà chỉ dựa vào những con số chung chung, hấp dẫn của ngân hàng để đưa ra những câu trả lời chung chung. Các câu hỏi và thắc mắc chi tiết của tôi không được giải thích và cam kết rõ ràng. Mức độ chi trả, phạm vi bảo hiểm cũng như điều kiện bảo hiểm cũng không được làm rõ. Tôi sau buổi tư vấn đã dừng dừng hợp tác tại ngân hàng này, nhưng sang một ngân hàng khác, điều này lại tương tự lặp lại.

Việc bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng như vậy đang giúp các công ty bảo hiểm khai thác tệp khách hàng lớn từ ngân hàng, giảm thiểu chi phí mở rộng; trong khi các ngân hàng được gia tăng nguồn thu, tận dụng những khách hàng mua bảo hiểm để đẩy mạnh dịch vụ gửi tiết kiệm, cho vay qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Điều này làm cả khách hàng và nhân viên ngân hàng cảm thấy bức xúc suốt thời gian qua. Khách hàng thì không được trải nghiệm sự “tự nguyện” khi mua sản phẩm, còn nhân viên ngân hàng thì bị ép chạy chỉ tiêu. Chia sẻ với một “nhân viên ngân hàng kém”, chị cho biết “tôi bị quản lý nhắc nhở nhiều lần không được tư vấn kỹ, phải làm theo kịch bản, miễn sao khách hàng đồng ý mua và ký hợp đồng. Việc của em là ra được hợp đồng, sau đó là việc của khách hàng với công ty”.

Việc người dân mua bảo hiểm vốn là một hành động thúc đẩy kinh tế và giữ cân bằng xã hội. Bảo hiểm vốn là sản phẩm tài chính nhằm giảm thiểu mất mát do các sự kiện rủi ro bất ngờ xảy ra. Bảo hiểm không phải là kênh đầu tư tự có khả năng sinh lời. Thị trường bảo hiểm Việt Nam bị đẩy đến tình trạng hỗn loạn hiện nay là do các công ty bảo hiểm, suốt một thời gian dài, đã đẩy khách hàng vào kênh đầu tư tài chính thay vì quan tâm tới giá trị gốc của sản phẩm bảo hiểm.

Từ trải nghiệm không tốt của mình, cũng nhìn kinh nghiệm từ bạn bè và người thân xung quanh, tôi thấy rằng đa số người Việt Nam mua bảo hiểm quá dễ tính và cả tin chứ chưa thực sự hiểu hết được quyền lợi và thiệt hại của mình. Những câu hỏi như “chúng ta cần làm gì khi bị rủi ro” được đề cập quá ít mà thay vào đó là những pha “bẻ lái” của tư vấn viên về những quyền lợi ngoài lề và những trường hợp bồi thường rất ít khi xảy ra.

Thực hư chuyện mua bảo hiểm

Ngọc Lan khiến dư luận chú ý vì livestream nói về việc mua bảo hiểm của mình.

Gần đây nhất, diễn viên Ngọc Lan vừa khóc vừa thừa nhận đã nhẹ dạ khi tin vào lời tư vấn mập mờ về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, khiến cô lầm tưởng rằng nộp vào 7 tỷ đồng sau 10 năm sẽ nhận được 10 tỷ. Sự việc chưa rõ đúng sai, Ngọc Lan đã nhận rất nhiều ý kiến trái chiều, người cho rằng cô “thiếu hiểu biết”, người thì cho rằng người bán bảo hiểm quả thực tắc trách

“Gốc” của bảo hiểm là cái cần được quan tâm nhất khi người mua muốn tham gia vào loại hình tài sản “để dành” này, chính là các điều khoản bảo đảm quyền lợi và bồi thường cho rủi ro của người mua. Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát kỹ hơn với thị trường này khi nó ngày một biến tướng và lan rộng, để đảm bảo một môi trường bảo hiểm minh bạch và tạo giá trị cân bằng xã hội như nhiệm vụ vốn có của nó.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]