(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã bước gần đến cuối năm Quý Mão, chẳng mấy chốc nữa đã lại là Tết Nguyên đán. Tôi lại nhớ đến những thùng bia, chai rượu “ế” từ Tết vừa rồi ở nhà tôi vì câu thần chú “tôi lái xe”.

Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”

Đã bước gần đến cuối năm Quý Mão, chẳng mấy chốc nữa đã lại là Tết Nguyên đán. Tôi lại nhớ đến những thùng bia, chai rượu “ế” từ Tết vừa rồi ở nhà tôi vì câu thần chú “tôi lái xe”.

Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”

Tết Quỹ Mão vừa rồi, bố tôi bỗng “ế rượu, ế bia” khi ai đến nhà cũng chỉ làm ấm nước chè, lon nước ngọt vì “còn phải lái xe”. (Ảnh minh họa)

Là cậu út trong gia đình có 3 chị gái, Tết năm nào tôi cũng được hưởng lợi từ quà Tết của các anh rể biếu bố mẹ. Người thì chai vang Pháp, người thì chai Chivas, người thì vài ba thùng bia các loại. Cậu út tôi chỉ chuẩn bị sẵn sàng đồ nhắm và mồi ngon, chờ đến giao thừa, mùng 1, các anh sang chúc Tết để khui chai rượu ngon, mở lon bia Tết.

Các năm trước, số rượu bia đó chỉ đủ cho 1 đến 2 ngày đầu năm, nhưng Tết Quỹ Mão vừa rồi, bố tôi bỗng “ế rượu, ế bia” khi ai đến nhà cũng chỉ làm ấm nước chè, lon nước ngọt vì “còn phải lái xe”.

Hẳn không phải riêng gia đình tôi thừa bia thừa rượu, điều đó cho thấy rõ ràng rằng, Nghị định 100/2019 đã thực sự đi vào cuộc sống.

Chế tài về vi phạm nồng độ cồn tuy được quy định từ trước, song vì nhiều lý do khác nhau, về lợi ích, về văn hóa, truyền thống, nên quãng “sai số” vẫn là dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Chính quãng “sai số” ấy đã khiến cho nhiều người vẫn cầm lái sau khi bước ra từ quán nhậu, thay vì triệt để tuân thủ “đã uống bia rượu thì không lái xe”.

Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”

Ngay trong phiên Thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều 24/11/2023, cũng có nhiều ý kiến thảo luận về việc có hay không “nên duy trì quy định cấm tuyệt đối người tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn”. Có 2 luồng ý kiến tham luận chủ chốt rằng:

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh đề nghị cơ quan soạn thảo không nên cấm tuyệt đối mà cần kế thừa quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Ông Khánh đề xuất: “Cho phép nồng độ cồn trong máu và hơi thở ở ngưỡng an toàn theo quy chuẩn của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với thực tiễn”.

Theo ông, chỉ nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người lái xe chuyên nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, hợp đồng.

Nêu quan điểm trái ngược, bà Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng việc xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn thời gian qua góp phần quan trọng vào đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế những vụ tai nạn thương tâm, thay đổi nhận thức của người dân. Thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe” được hình thành. Vì vậy, bà đồng tình với quy định tại dự thảo luật.

Không chỉ trong phiên thảo luận dự thảo luật, mà ở chính thực tế đời sống xã hội vẫn đang tồn tại 2 luồng ý kiến việc “có hay không con số 0 tuyệt đối về nồng độ cồn”.

Theo báo cáo Bộ Công an, trong 7 ngày Tết Quý Mão 2023, số vụ vi phạm nồng độ cồn bị cảnh sát phạt tăng gần 600% so với Tết Nhâm Dần 2022, số vụ tai nạn giao thông giảm 12%, số người chết giảm 3% so với Tết 2019 (trước khi có COVID-19) giảm 71 vụ tai nạn và giảm 51 người chết.

Vậy rõ ràng, hiệu quả là có thực khi các chế tài đã có tính răn đe rất mạnh, khi cái giá phải trả cho 1 ly rượu là cả tháng lương, thì phần lớn người dân đã có sự thay đổi. Nghị định 100/2019 đã khắc phục triệt để việc “phạt cho có” mà các luật trước đó chưa làm được.

Tôi cho rằng, những người muốn giữ quãng “sai số” về mức vi phạm nồng độ cồn không hẳn vì muốn uống nước hoa quả ngâm hay ăn trái cây lên men. Việc nhầm lẫn này đã bị phủ định bởi Bộ Y tế, bởi nồng độ cồn từ nước trái cây sẽ giảm rất nhanh khi kiểm tra lại sau đó 5-10 phút. Trong trường hợp thiếu đồng thuận, người tham gia giao thông hoàn toàn có quyền được yêu cầu kiểm tra máu.

Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”

(Ảnh: Đặng Trung).

Anh rể tôi đã bị phạt 7 triệu đồng, thu GPLX 11 tháng vì uống rượu từ buổi tối nhưng trưa hôm sau nồng độ cồn vẫn còn. Đó là vì đã uống quá nhiều hoặc do cơ địa, nên sau 18 giờ nồng độ cồn trong máu và hơi thở vẫn không giảm về 0. Song, cần rõ ràng rằng, khi nồng độ cồn vẫn cao tức là vẫn nguy hiểm. Điều này hoàn toàn không hiếm khi nhiều người hôm trước nhậu say, hôm sau vẫn đau váng đầu cả ngày, ảnh hưởng tới khả năng lái xe.

Một phần nữa, có thể do văn hóa ẩm thực và tính cả nể của người Việt Nam. Nếu vẫn còn ngưỡng “sai số” thì vẫn sẽ còn “uống một chút không sao”, “mới hai ly mà lên vạch thì tửu lượng kém quá”. Nếu quy định nồng độ bằng không thì không uống. Đồ uống có cồn lại là đồ gây nghiện, đã bắt đầu uống là không dễ dừng. Mà khi đã say thì khó nhớ luật quy định gì.

Lái xe trong trạng thái thiếu tỉnh táo có thể gây ra tai nạn đáng tiếc với những người vô tội, khi một ý thức tồi có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người, thì xã hội rất cần sự nghiêm khắc trong chế tài, đồng thời hình thành văn hoá giao thông trước mắt lẫn lâu dài.

Nhiều quốc gia khác cũng chỉ cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có một nồng độ cồn nhất định, tuy nhiên, việc cho phép có nồng độ cồn ở các nước không phải do thiết bị của họ thiếu chính xác hơn ở Việt Nam, mà là vì điều kiện giao thông cho phép.

Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”

Với tình trạng tham gia giao thông như ở Việt Nam hiện nay, khi việc xe máy lạng lách, tạt đầu ô tô hay xi nhan phải rẽ trái không phải chuyện hiếm gặp thì người tham gia giao thông đòi hỏi phải luôn giữ được trạng thái tinh thần tỉnh táo nhất.

Khi vấn đề xe đi đúng làn chưa thể có được ở giao thông Việt Nam, việc xe trước cách xe sau một khoảng 2 giây để kịp thời xử lý dường như không thể, thì người tham gia giao thông phải phản xạ nhanh hơn rất nhiều.

Chưa bao giờ mà câu thần chú “tôi lái xe” lại có tác dụng như bây giờ. Tuy còn nhiều tranh cãi về “con số 0 tuyệt đối” về nồng độ cồn trong Nghị định 100/2019, song, trong điều kiện hoàn cảnh và văn hoá Việt Nam, tôi hoàn toàn ủng hộ tinh thần tuyệt đối tuân thủ “đã uống bia rượu bia thì không lái xe”.

HS


HS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]