(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng nguyên liệu từ những cây cói trồng được tại địa phương, thông qua những đôi bàn tay khéo léo của người nông dân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đặc sắc đã được xuất khẩu đi nhiều nước Châu Âu, Châu Á… 

Về nơi người nông dân làm sản phẩm xuất ngoại

Tận dụng nguyên liệu từ những cây cói trồng được tại địa phương, thông qua những đôi bàn tay khéo léo của người nông dân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đặc sắc đã được xuất khẩu đi nhiều nước Châu Âu, Châu Á…

Về nơi người nông dân làm sản phẩm xuất ngoại

Không khí lao động tất bật tại HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ

Mặc cho cái nắng như đổ lửa, nhưng không khí lao động sản xuất tại HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ, huyện Nông Cống lúc nào cũng nhộn nhịp, rộn rã tiếng cười.

Chị Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc HTX cho hay: HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ được thành lập năm 2010. Công nhân lao động tại xưởng chủ yếu là các cô, chú, bà con lối xóm. Có người đã ngoài 60 tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn. Mọi người coi đây như một mái nhà chung, cùng nỗ lực làm ra những sản phẩm chất lượng, tăng thêm nguồn thu nhập.

Về nơi người nông dân làm sản phẩm xuất ngoại

Trường hợp ông Đỗ Văn Hội (SN 1956, ở thôn Phú Quý, xã Tân Thọ) bị tật bẩm sinh phải di chuyển bằng nạng, nhưng với nỗ lực vượt lên nghịch cảnh bản thân, ông luôn đảm nhiệm tốt những phần việc của mình tại xưởng.

Hiện, với mức thu nhập mỗi tháng từ 3-5 triệu đồng, cùng với số tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật đã giúp ông có nguồn thu nhập ổn định, cho con gái đi học đầy đủ.

Về nơi người nông dân làm sản phẩm xuất ngoại

Theo chị Thắm không chỉ trường hợp của ông Hội, tính đến nay, HTX đã thu hút, tạo việc làm cho khoảng 500 lao động, chủ yếu thuộc các huyện Nông Cống, Đông Sơn, Quảng Xương. Điều đặc biệt, ở HTX có 20% là người khuyết tật, 80% là phụ nữ đơn thân, nuôi con nhỏ, người nghèo…

Cũng theo chị Thắm, tùy vào sức khỏe cũng như hoàn cảnh từng người mà đảm nhận những công việc khác nhau. Thường thì những cô chú khéo tay, có kỹ thuật cao sẽ được ưu tiên làm hàng mẫu tại xưởng, hưởng lương hàng tháng.

Về nơi người nông dân làm sản phẩm xuất ngoại

Riêng đối với những lao động nhận nguyên liệu về nhà làm thì tính theo sản phẩm, mọi người tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm. Mức thu nhập cũng tùy vào từng lao động, trung bình từ 3-6 triệu đồng/người/tháng.

“Trong số các sản phẩm, có một số sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao như sọt cói, chậu cói. Các sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu đi các nước ở khu vực Châu Âu, Châu Á.” - Chị Thắm cho biết thêm.

Đ ình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]