(vhds.baothanhhoa.vn) - Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng những kỹ thuật viên ở vùng cao luôn túc trực 24/24h sẵn sàng nhận lệnh lên đường điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm. 

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng những kỹ thuật viên ở vùng cao luôn túc trực 24/24h sẵn sàng nhận lệnh lên đường điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm.

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Kỹ thuật viên Lương Tuấn Anh (Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh) trên hành trình lên bản lấy mẫu.

Tôi gặp kỹ thuật viên Lương Tuấn Anh (Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh) khi anh vừa đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bản Húng, xã Giao Thiện về.

Nói về khó khăn trên những cung đường cơ sở, Tuấn Anh cho biết, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” những người đi lấy mẫu xét nghiệm như anh xác định phải trực tiếp đối mặt với những vất vả, hiểm nguy. Ở Lang Chánh đi lên các bản làng Húng (xã Giao Thiện), bản Nà Đang (xã Lâm Phú), bản Sắng Hằng (xã Yên Khương)… là những địa bàn được xem là khó khăn nhất.

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Mỗi chuyến đi là những thử thách đầy khó nhọc phía trước mà các anh phải vượt qua.

Từ Trung tâm Y tế huyện để lên được bản Sắng Hằng, xã vùng biên Yên Khương chừng hơn 40 km, trời nắng đi đã khó khăn, trời mưa lại vất vả bội phần.

“Khi mưa chúng tôi không thể qua sông, đành phải chọn cho mình con đường vòng. Đi từ sáng, khi lên được nhà dân mặt trời đã đứng bóng. Lấy mẫu xong, ngược về trung tâm huyện thì màn đêm đã buông xuống”, Tuấn Anh nhớ lại.

Ngoài phương tiện phục vụ cho công việc, những kỹ thuật viên như Tuấn Anh còn phải mang theo bánh mì. Lấy được mẫu, không quản ngày hay đêm, mưa hay nắng, các anh phải gấp rút trở về Trung tâm Y tế huyện để chuyển mẫu xuống CDC Thanh Hóa làm xét nghiệm.

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Các anh phải vượt suối, băng đèo đầy vất vả.

Tuấn Anh kể: “Hôm lấy vài chục mẫu, hôm cả trăm mẫu. Chỉ tính riêng đợt dịch thứ 4 này tôi đã lấy hơn 1.000 mẫu. Không nhớ đã đi bao km, bao ngày nắng, ngày mưa, trèo đèo lội suối, nhưng trong lòng vẫn thấy vui vì góp phần cùng với cả nước chống dich”, Tuấn Anh cho biết.

Còn với kỹ thuật viên Bùi Văn Sơn (Trung tâm Y tế huyện Bá Thước), anh còn nhớ như in lần đầu tiên nghe điện thoại của lãnh đạo trung tâm chỉ đạo đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở xã Điền Quang. Đó là trường hợp một công dân ở Nhật Bản về địa phương. Nửa đêm nhưng vẫn phải bật mình dậy để lên đường. Khi đến nhà hộ dân, mọi gười đang ngủ. Lấy được mẫu xong lại hộc tốc trở về Trung tâm và cùng đoàn trong đếm đưa mẫu xét nghiệm xuống CDC Thanh Hóa đảm bảo kịp thời.

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Kỹ thuật viên Bùi Văn Sơn (Trung tâm Y tế Bá Thước) chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu trước khi lên đường.

Khoa của Sơn có 3 người phụ trách lấy mẫu. Đến giờ Sơn đã đi hết 21 xã, thị trấn của huyện Bá Thước. Đợt cao điểm nhất Sơn lấy 120 - 130 mẫu/ngày, nhưng có ngày chỉ lấy được 5 -6 mẫu vì nhà người dân ở lưng chừng đồi, người dân đi làm nương rẫy phải đi tìm về. Đa số người dân hợp tác trong việc lấy mẫu hoặc theo xe của trung tâm đi cách ly, song có ít người còn chưa hiểu, ban đầu không hợp tác, Sơn phải tuyên truyền, thuyết phục.

Khó khăn là vậy, nhưng chuyện vượt suối, trèo đèo các anh không sợ, mà sợ nhất là bị nhiễm bệnh rồi về lây cho vợ, con.

Vượt suối, băng đồi phòng chống COVID -19

Bản thân Sơn đến nay không nhớ mình đã đi bao nhiêu cung đường, vượt bao nhiều con suối, ngọn đồi và lấy được bao nhiêu mẫu.

Ths. Bác sỹ Vi Văn Thuyết, Giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Bá Thước cho biết: Do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, số lượng lấy mẫu lớn khiến nhiều kỹ thuật viên phải làm việc hơn 200% khả năng, nhưng các anh vẫn chưa có khoản phụ cấp nào.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]