Đón Tết, đừng để niềm vui trở thành áp lực
Những lo toan về chi tiêu, bận rộn với việc dọn dẹp, nấu nướng ngày Tết dường như khiến nhiều gia đình rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí sợ hãi mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Câu nói “Nghèo thì cũng phải đón Tết” một mặt phản ánh sức ép vô hình đè nặng lên mỗi cá nhân và gia đình. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc chuẩn bị Tết trở thành trách nhiệm, thậm chí là gánh nặng, nhất là đối với những người có thu nhập thấp. Những khoản chi tiêu từ mua sắm thực phẩm, trang trí nhà cửa đến quà biếu, lì xì vượt ngoài khả năng tài chính của nhiều người, gây ra áp lực tâm lý lớn.
Hòa chung không khí Tết đang len lỏi vào từng nhà, từng góc phố, gia đình anh Đình Phong, làm nghề lao động tự do tại TP Thanh Hóa đang gồng mình “cày cuốc” những ngày cuối năm với hy vọng gom góp đủ tiền sắm Tết. “Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết, mỗi năm Tết đến gia đình tôi cảm thấy áp lực vì phải lo tiền để mua sắm đủ thứ. Tiền lì xì, tiền quà biếu cho 2 bên gia đình nội ngoại, gia đình tôi lại “một chốn bốn quê” nên chi phí đi lại cũng khá tốn kém, chưa kể việc phải chuẩn bị cỗ bàn, khiến tôi rất áp lực. Vợ chồng tôi làm việc cật lực suốt năm, nhưng cứ gần Tết lại lo mua sắm nhiều thứ, chuẩn bị không tươm tất thì lại sợ bị chê trách. Có năm, tôi phải vay mượn để chi tiêu, qua Tết lại lo làm để trả nợ...", anh Phong chia sẻ.
Cần một cái Tết giản dị, đong đầy sự sẻ chia và đồng cảm. Ảnh minh họa
Chị Minh Anh, nhân viên văn phòng tại TP Thanh Hóa, bộc bạch: “Vợ chồng tôi dường như “nghẹt thở” với các buổi tiệc tùng những ngày giáp Tết, hết tiệc tất niên của công ty, đối tác đến tiệc tất niên của nhóm bạn bè lắm lúc nghĩ đến ăn đã thấy “ngán” tận cổ nhưng vẫn phải đi như điểm danh cho đủ số lượng. Đi cũng đâu thể đến tay không, dù kinh tế gia đình cũng thuộc dạng khá giả nhưng tôi cũng cảm giác “đau ví” mỗi lần Tết đến Xuân về”.
“Tết mệt phết” câu nói tưởng đùa nhưng rất thật trong thời đại hiện nay. Ảnh minh họa
Năm 2024 sắp khép lại, mang theo dư âm của một năm đầy thử thách người dân phải “gồng mình” hứng chịu siêu bão số 3 Yagi, những vụ cháy, sạt lở, ngập lụt... không chỉ cướp đi sinh mạng, tài sản của bao người, mà còn để lại những nỗi đau chưa thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình. Khi này, “mâm cao cỗ đầy” có thực sự là điều bắt buộc?
Anh Hoàng Văn Tâm, thường trú tại phường Quảng Minh (TP Sầm Sơn) làm nghề lao động tự do, cho biết: “Tết với gia đình tôi là con cháu được trở về nhà sum vầy bên mâm cơm đầy đủ. Một nồi bánh chưng nhỏ, vài món truyền thống được nấu với tất cả tình yêu thương đã đủ để giữ trọn linh hồn ngày Tết. Năm nào tôi cũng có chút lo lắng nhưng chỉ cần nhìn thấy người thân quây quần là vui rồi”.
Ai ai cũng “nỗ lực” để đón một cái Tết ấm no đúng nghĩa. Ảnh minh họa
Tết là dịp để mỗi người hướng về gia đình, trân trọng giá trị truyền thống và hy vọng cho tương lai. Thay vì tự tạo thêm áp lực cho bản thân, mỗi nhà, mỗi người nên chọn cho mình một cách đón Tết ý nghĩa, dù không rực rỡ hay hoành tráng nhưng vẫn trọn vẹn, hoàn hảo với những nụ cười, lời chúc chân thành và phút giây phút ấm áp bên người thân, tạm gác lại những lo âu, bỏ qua chuyện năm cũ để chào đón một mùa xuân mới an lành.
Phú Lan
{name} - {time}
-
2024-12-25 08:51:00
Vé bay Tết Nguyên đán 2025: Nhiều chặng hết vé
-
2024-12-25 08:30:00
Bộ GD-ĐT ban hành quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025
-
2024-12-24 15:12:00
Hệ lụy từ việc mức sinh giảm thấp: Cảnh báo thiếu hụt lực lượng lao động
Ý nghĩa của những biểu tượng Giáng sinh trong ngày 25/12
Dự báo thời tiết 24/12: Miền Bắc nắng nhẹ, miền Nam mưa to do ảnh hưởng bão số 10
Ấm áp mùa Giáng sinh
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở huyện Như Xuân
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Con ốc cũng nói nên câu chuyện
Có trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 gần 2 tháng
Hạt “vàng” vùng cao