(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cùng với du lịch có trách nhiệm, loại hình du lịch cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với phương châm cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt đang là sự lựa chọn với những du khách yêu thích sự thoải mái và hòa nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa phát triển nhưng chưa thành công

(VH&ĐS) Cùng với du lịch có trách nhiệm, loại hình du lịch cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với phương châm cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt đang là sự lựa chọn với những du khách yêu thích sự thoải mái và hòa nhập.

Du khách cùng sinh hoạt với cộng đồng ở Pù Luông - Thanh Hóa.

Lợi thế để làm du lịch cộng đồng

Du khách khi nghĩ về Thanh Hóa thường nghĩ đến du lịch tắm biển. Bởi nơi đây có hàng loạt các bãi biển thoải dài, lại thêm nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn sầm uất và thuận tiện.

Tuy nhiên, với 28 dân tộc như Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, du khách khi đến Thanh Hóa còn muốn tới thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Thanh Hóa có một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nhiều lễ hội. Nổi tiếng là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước, Quan Sơn), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa, Mường Lát), Thác Hươu (Bá Thước); Bến En (Như Thanh), thác Ma Hao (Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), Thác Mơ, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Thác Mây, Thác Voi (Thạch Thành), Thác Trai gái, đền Cửa Đặt (Thường Xuân), Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)... và hàng loạt các lễ hội. Đặc biệt, ở các huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống, trang phục, điệu múa, các làng nghề và cả những món ăn dân dã.

Với sự đầu tư không quá lớn, kinh phí để xây dựng 1 ngôi nhà sàn cho 30 người ở khoảng 1,5 tỷ đồng. Nhiều gia đình ở đây có thể tận dụng luôn ngôi nhà của mình để cho khách ăn nghỉ thì chi phí đầu tư ban đầu hầu như không đáng kể. Nguồn thực phẩm sạch do chính các nhà chủ tự cấp, tự túc.

Khách du lịch, ngoài tham quan các điểm du lịch của làng bản, còn có thể trực tiếp trải nghiệm, giao lưu tìm hiểu khám phá về đời sống sinh hoạt của người dân bản địa thông qua chủ nhà. Chính vì tất cả những lợi thế đó, Thanh Hóa hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch “ngon, bổ, rẻ” này đặc biệt hấp dẫn và phù hợp với giới trẻ trong và ngoài nước do đặc tính gần gũi thiên nhiên và mức độ trải nhiệm chiều sâu của nó. Thêm nữa, du khách không bị lệ thuộc vào lịch trình của hãng lữ hành mà tự do thưởng thức mọi thứ ở nơi họ đến theo cách mà họ muốn.

Nhưng tại sao chưa thể phát triển?

Vừa ra đời được 5 tháng, Pù Luông resort đã hấp dẫn du khách, ngoài cách làm truyền thông, và sự lan truyền của mạng xã hội, thì du khách thực sự tò mò. Không phải ở một nơi heo hút, giao thông đi lại khó khăn, chưa có tên trong các điểm du lịch nổi tiếng thì không được sự quan tâm?

Điều cốt lõi là chúng ta chưa đầu tư thực sự cho loại hình du lịch này. Chi phí đầu tư ít không có nghĩa là chỉ tận dụng vốn tự có. Vẫn ngôi nhà sàn của đồng bào, nhưng để phục vụ khách, đặc biệt là khách nước ngoài, thì nơi ăn ở, khu vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Các tour tuyến tham quan, thưởng thức, khám phá văn hóa ở địa phương chưa được kết nối hay hướng dẫn. Nhiều điểm du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa đơn sơ đến mức khó tưởng tượng.

Huyện Vĩnh Lộc nằm cách TP Thanh Hóa 45 km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có tới 14 di tích danh thắng được xếp hạng quốc gia, 50 di tích danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt nơi đây có Thành Nhà Hồ và là nơi phát tích của 12 đời Chúa Trịnh. Vĩnh Lộc có nhiều làng nghề với những sản phẩm có giá trị, nhiều lễ hội đặc sắc, nhiều trò chơi dân gian, nhiều món ăn độc đáo và nguồn lao động dồi dào. Các nhà quản lí đều hiểu được hướng làm du lịch cộng đồng là hướng đi đúng. Theo bà Đỗ Thị Loan - Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vĩnh Lộc: Cần ưu tiên phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, bởi vì du lịch cộng đồng nếu được thực hiện sẽ mang lại những tác động tích cực đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch.

Đến với bản Năng Cát, xã Trí Nang mới thấy du lịch cộng đồng là cách làm du lịch khá mới mẻ với cả người dân và chính quyền xã. Với lợi thế có khu du lịch sinh thái thác Ma Hao, nơi có con thác cao hơn 1.200 mét, lại thêm khu rừng nguyên sinh, Năng Cát còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa nguyên sơ của đồng bào người Thái đen. Đến với Năng Cát, du khách còn được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà sàn cổ của người Thái miền Tây Thanh Hóa. Đây đang là điểm khai thác có hiệu quả du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa.

Cẩm Lương (Cẩm Thủy) hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Trong chiến lược phát triển du lịch của huyện Cẩm Thủy, Cẩm Lương được xem là tâm điểm với định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng làm chủ đạo. Tuy vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng ở Cẩm Lương vẫn còn không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là người dân chưa có kiến thức và kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng.

Khi được hỏi thì nhiều hộ dân ở Năng Cát và Cẩm Lương cho biết làm du lịch cộng đồng không quá khó như người ta tưởng. Điều cần hơn hết là những người làm du lịch trong địa phương phải có sự kết nối trao đổi và chia sẻ với nhau. Bài học về sự tranh giành khách du lịch, dìm giá, và cẩu thả đã khiến du khách một đi không trở lại có lẽ đã quá quen thuộc.

Đúng là làm du lịch cộng đồng không quá khó nhưng chưa bao giờ là dễ. Chính vì thế ngành du lịch đã có nhiều chính sách để phát triển du lịch cộng đồng, nhưng còn cần hơn nữa những chính sách hiệu quả, sâu sát, vừa góp phần phát triển du lịch, cải thiện đời sống cộng đồng, vừa bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Việt Thắng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]