Đừng để từ thiện trở thành “công cụ” kiếm tiền
Tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” được dân tộc Việt Nam hun đúc từ bao đời nay. Trước thiên tai, dịch bệnh, bão lũ tinh thần ấy lại được nhân lên.
Những ngày này, cả nước đang hướng về miền Bắc, nơi đang chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của cơn bão số 3 - bão Yagi, siêu bão lịch sử 30 năm mới xuất hiện tại Việt Nam. Nhiều người dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang... đang vật lộn trong cảnh lũ lụt, sạt lở. Nhiều gia đình đã bị cô lập bởi nước lũ, cuộc sống đảo lộn, màn trời, chiếu đất. Hình ảnh tang thương bao trùm khắp các trang mạng xã hội, cứ vài phút lại có một tài khoản đăng kêu cứu, nước lũ mênh mông nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, sập cầu... xảy ra ở nhiều tỉnh thành phía Bắc. Với truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, dù ít, dù nhiều, ai cũng muốn góp công, góp sức chia sẻ với những mất mát, đau thươngngười dân ở vùng thiên tai, bão lũ. Hàng nghìn chuyến xe cứu trợ, các nhà hảo tâm, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng từ mọi miền Tổ quốc hướng về vùng lũ sẵn sàng xả thân, không quản hiểm nguy lao vào tâm bão để cứu trợ người dân; người hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ miễn phí, cung cấp vật dụng thiết yếu, đồ ăn thức uống cho những ngôi nhà đang bị nước lũ “cô lập”... đã tô đậm thêm nét văn hóa “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, những câu chuyện truyền cảm hứng đang lan tỏa mạnh mẽ.
Những thông tin sai sự thật giữa lúc bão, lũ. Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, “làm từ thiện” vẫn là câu chuyện gây tranh cãi, tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều bởi sự thiếu minh bạch, mập mờ từ những “tổ chức” kêu gọi từ thiện, những kịch bản lừa đảo mạo danh người gặp nạn trong vùng bị lũ lụt để vay mượn tiền, hay hướng dẫn gửi tin nhắn tới các đầu số dịch vụ để kết nối mạng, giả mạo hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để cung cấp xuồng, ca nô, áo phao nhằm chiếm đoạt tài sản; làm cho “tấm lòng vàng” của người dân đặt nhầm chỗ.
Bọn lừa đảo nhanh chóng lập ra những web giả mạo để kêu gọi từ thiện. Ảnh chụp màn hình
Nhà mạng Viettel đưa ra cảnh báo thông tin sai sự thật. Ảnh chụp màn hình
Trước đó, cơn “đại hồng thủy” năm 2020 tràn vào miền Trung rất nhiều nghệ sĩ với khả năng và tầm ảnh hưởng của mình đã đứng lên kêu gọi từ thiện, ghi nhận số tiền quyên góp lên tới con số hàng trăm tỷ đồng. Số tiền quyên góp càng lớn, trách nhiệm của nghệ sĩ càng cao nhất là với những người nổi tiếng. Mặc dù, đã có sao kê, công khai đầy đủ quá trình từ thiện nhưng không ít những thông tin, tranh cãi dữ dội về tiền từ thiện đã được người nhận quyên góp sử dụng như thế nào, có đúng người, đúng đối tượng được thụ hưởng hay không...
Chưa kể mới đây, vụ việc Mái ấm Hoa Hồng – tổ chức từ thiện giúp đỡ các trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa từng lấy đi bao nhiêu “nước mắt” của các mạnh thường quân, không ít nhà hảo tâm, người có sức ảnh hưởng, nghệ sĩ đã ủng hộ cho mái ấm; hình ảnh các em nhỏ được chăm bẵm, yêu thương thu hút hàng nghìn lượt like, share của cộng đồng mạng. Đến khi sự việc được đưa ra ánh sáng, dư luận đã không khỏi phẫn nộ đối với những hành vi thô bạo, vô nhân tính của những bảo mẫu ở cơ sở này. Qua đây, lại thêm một lần nữa khiến những nhà hảo tâm hoài nghi, e dè mỗi lần có ý định muốn làm từ thiện.
Mái ấm Hoa Hồng lợi dụng việc từ thiện nhân đạo để trục lợi. Ảnh Nguồn Internet
Để lòng tốt được trao gửi đúng người, đúng lúc, đúng nơi, người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác khi tham gia ủng hộ từ thiện, nhất là trên môi trường mạng. Trước khi ủng hộ, hãy kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của tổ chức từ thiện để đảm bảo rằng đó là đơn vị hợp pháp và uy tín; tránh cung cấp thông tin cá nhân quá mức hoặc thông tin tài chính qua các trang web không rõ nguồn gốc; xem xét kỹ lưỡng dự án hoặc chương trình định ủng hộ. Trong trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lý.
Theo đó, khoản 1, Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình như sau: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, khi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác với mục đích giúp đỡ thì người sử dụng những thông tin, hình ảnh cá nhân đó phải được sự đồng ý của người được giúp đỡ.
Mặt khác, hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh của người khác để kêu gọi giúp đỡ trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo còn bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội danh này có khung hình phạt từ 3 năm đến tù chung thân, nhưng nếu lợi dụng kêu gọi từ thiện để phạm tội sẽ tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Phú Lan
- 2024-10-08 09:40:00
“Thủ lĩnh” công đoàn hết lòng vì người lao động
- 2024-10-08 09:02:00
Phó Chủ tịch nước gặp mặt cán bộ nữ chuyên trách tiêu biểu
- 2024-09-13 09:24:00
Rồi nơi ấy, sự sống sẽ hồi sinh
Trên những cánh đồng cói
Bản tin Tài chính ngày 13/9: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, vàng bất ngờ tăng mạnh
Hà Trung: Khai thác thế mạnh phá t triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
[WOW! THANH HÓA] Độc đáo xứ Thanh - Ốc chấm chẻo
Những bữa cơm ấm áp tình người trong mưa lũ
Thanh niên Mường Lát hỗ trợ người dân sau bão
Bão số 3: Cảnh giác các chiêu trò lừa đảo quyên góp hỗ trợ đồng bào thiên tai
Nhân lên những hành động đẹp vì cộng đồng
[REVIEW OCOP] Hạt ngọc thơm từ ruộng đồng Hà Long