Hà Trung: Khai thác thế mạnh phá t triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Những năm gần đây, huyện Hà Trung đã có nhiều bước đột phá với việc phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Vì thế thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể.
Liên kết phát triển nâng tầm tre Việt từ sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina.
Năm 2023, thu nhập đầu người khu vực nông thôn của huyện Hà Trung đạt trên 53 triệu đồng/người/năm (tăng 4,39 lần so với năm 2011) và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện giảm sâu, so với năm 2011 chỉ còn 4,22%.
Kết quả có được là do sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân từ huyện đến cơ sở, nhất là sau hơn 14 năm nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM. Đến hết năm 2023, tại 19 xã XDNTM đã có 30 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực bền vững. Đối với trồng trọt, đã có 27 chuỗi liên kết: Lúa nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng, lúa tẻ chất lượng cao, dưa chuột thương phẩm, khoai tây... Bên cạnh đó còn có 2 chuỗi liên kết chăn nuôi: sản phẩm trứng gà, lợn thịt và chuỗi liên kết thủy sản: ốc nhồi thương phẩm. Do phát huy tốt hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn, trở thành nơi trung gian tham gia chuỗi liên kết, các HTX nông nghiệp đã tổ chức tốt các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu thành viên HTX như: dịch vụ thủy lợi, bảo vệ thực vật, kinh doanh vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản xuất mạ khay để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Hoạt động của các HTX nông nghiệp đã gắn với sản xuất các sản phẩm chủ lực vùng, liên kết chuỗi, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập cho xã viên.
Không những thế, trong truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã đã biết xây dựng vùng nguyên liệu và chứng nhận VietGAP hoặc tương đương. Đến nay toàn huyện đã có 322ha trồng trọt sản xuất theo tiêu chuẩn và được chứng nhận VietGAP. Sản phẩm liên kết được các công ty chế biến, đóng gói, có nhãn hiệu tiêu thụ trên thị trường và được các công ty thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến thương mại sản phẩm. Vì thế, hiện đã có trên 50 sản phẩm được cấp mã QR code để tra cứu nguồn gốc sản phẩm như: Bánh lá Hà Lai, bánh lá Quý Hương, ổi lê Quý Hương, bưởi ruột hồng, nấm linh chi An Sinh, cơm cháy Nam Chi, chả ốc nhồi ống nứa ... giúp các khách hàng an tâm và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Bài và ảnh: Đức Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-23 11:49:00
Trường xanh, lớp xanh...
-
2024-11-23 08:50:00
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ đợt 3 để khắc phục hậu quả siêu bão Yagi
-
2024-09-13 05:00:00
[WOW! THANH HÓA] Độc đáo xứ Thanh - Ốc chấm chẻo
Những bữa cơm ấm áp tình người trong mưa lũ
Thanh niên Mường Lát hỗ trợ người dân sau bão
Bão số 3: Cảnh giác các chiêu trò lừa đảo quyên góp hỗ trợ đồng bào thiên tai
Nhân lên những hành động đẹp vì cộng đồng
[REVIEW OCOP] Hạt ngọc thơm từ ruộng đồng Hà Long
Bản tin Tài chính 12/9: Vàng tiếp đà tăng giá, đồng USD biến động trái chiều
Hướng dẫn người dân cập nhật thông tin cảnh báo bão lũ trực tiếp trên toàn quốc
Trưởng ban công tác mặt trận nhiệt huyết, trách nhiệm
Những khu vực nào có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong 6 giờ tới?