(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau hơn 4 năm nỗ lực thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả và trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sản phẩm OCOP. Bước vào giai đoạn 2023-2025, tỉnh đang tích cực thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Báo Thanh Hóa cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Giải pháp thực hiện hiệu quả Quyết định 148/QĐ-TTg về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm nỗ lực thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả và trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sản phẩm OCOP. Bước vào giai đoạn 2023-2025, tỉnh đang tích cực thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Báo Thanh Hóa cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Giải pháp thực hiện hiệu quả Quyết định 148/QĐ-TTg về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phóng viên (PV): Thưa ông, trước đây, việc xét chọn sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao được hội đồng cấp tỉnh xét và UBND tỉnh quyết định công nhận, còn sản phẩm 5 sao do cấp Trung ương công nhận, nhưng theo Quyết định 148/QĐ-TTg, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã có thay đổi. Cấp tỉnh chỉ công nhận sản phẩm 4 sao, cấp huyện công nhận sản phẩm 3 sao. Vậy theo ông giải pháp nào để thực hiện hiệu quả sự phân cấp này?

Ông Bùi Công Anh: Việc phân cấp như quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP là phù hợp cho những địa phương có số lượng sản phẩm nhiều. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn cho cấp huyện khi tổ chức đánh giá về chuyên môn và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, cần có giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả sự phân cấp trên.

Thứ nhất: Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện chương trình phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương những nội dung mới theo Quyết định số 148/QĐ-TTg.

Thứ hai: Cán bộ và bộ phận tham mưu thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương cũng cần nghiên cứu kỹ các nội dung Chương trình OCOP để hướng dẫn, tổ chức lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để đưa vào kế hoạch, thực hiện đúng, đảm bảo chu trình OCOP theo các bước.

Thứ ba: Các ngành chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường trách nhiệm trong hướng dẫn, tham gia Hội đồng chấm điểm cấp huyện để tư vấn, hỗ trợ địa phương lựa chọn, công nhận sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng đúng quy định.

PV: Thanh Hóa là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, điểm du lịch nhưng sau hơn 4 năm thực hiện Thanh Hóa vẫn chưa được công nhận sản phẩm OCOP nào về loại hình này?

Ông Bùi Công Anh: Mặc dù có những lợi thế nhất định và tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các địa phương có tiềm năng, lợi thế, hằng năm lựa chọn 1 - 2 mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nhưng các điểm du lịch của tỉnh chưa có tính cộng đồng theo tiêu chí sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, điểm du lịch của Bộ tiêu chí quốc gia về sản phẩm OCOP. Cùng với đó là bộ máy quản lý điều hành và dịch vụ du lịch còn tự phát, chưa chuyên nghiệp. Mặt khác sự quan tâm của địa phương đối với nhóm sản phẩm này chưa cao, còn lúng túng trong quá trình rà soát, lựa chọn để đưa vào kế hoạch, chu trình OCOP thường niên. Vì thế, 4 năm qua Thanh Hóa chưa có sản phẩm nào thuộc nhóm ngành này được công nhận sản phẩm OCOP.

PV: Khi thực hiện Quyết định 148/QĐ-TTg thì sản phẩm OCOP đạt sao có còn được hưởng chính sách khuyến khích như trước khi phân cấp nữa không?

Ông Bùi Công Anh: Thực hiện Quyết định số 148/QĐ-TTg, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 24-3-2023 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 về điều kiện, trình tự hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Theo đó giao UBND cấp huyện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Như vậy, những sản phẩm OCOP 3 sao được UBND cấp huyện công nhận vẫn tiếp tục được hưởng chính sách phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đức Vũ (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]