(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề Lịch sử là môn tự chọn trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bậc THPT, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với: PGS.TS.NGƯT Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh; PGS.TS Hoàng Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa; thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương II.

Khi lịch sử là môn học tự chọn: Bắt buộc phải biết và hiểu lịch sử

Xoay quanh vấn đề Lịch sử là môn tự chọn trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bậc THPT, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với: PGS.TS.NGƯT Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh; PGS.TS Hoàng Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa; thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương II.

Khi lịch sử là môn học tự chọn: Bắt buộc phải biết và hiểu lịch sử

Ảnh minh họa.

Tôi tin tưởng môn Lịch sử sẽ có vị thế xứng đáng hơn

Khi lịch sử là môn học tự chọn: Bắt buộc phải biết và hiểu lịch sử

PV: Thưa PGS.TS.NGƯT Trần Văn Thức, ông có thể cho biết suy nghĩ của mình khi Lịch sử trở thành môn tự chọn ở cấp THPT trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ năm học 2022 - 2023?

PGS.TS.NGƯT Trần Văn Thức: Tôi rất suy tư, trăn trở. Vẫn biết Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được xây dựng công phu, khoa học, có nhiều ưu điểm... và thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đến khi triển khai năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử đối với cấp THPT trở thành môn tự chọn (chọn 5 trong 10 môn tự chọn), thì dư luận xã hội mà trước hết là phụ huynh, học sinh, giới chuyên môn, các nhà quản lý... không đồng tình, đề nghị cần xem xét lại.

Tại sao có 10 môn tự chọn mà dư luận chỉ phản ứng với môn Lịch sử. Các nguyên nhân mà Bộ GD&ĐT lý giải chưa thỏa đáng, chưa đủ sức thuyết phục. Trong khi dư luận xã hội phản ứng là có cơ sở. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã đăng đàn tiếp thu, xem xét để bố trí môn Lịch sử làm sao cho phù hợp hơn trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT. Việc điều chỉnh này khó hay không phụ thuộc vào các cấp có thẩm quyền và các hội đồng chuyên môn. Theo đó, tôi mong muốn và cũng tin tưởng môn Lịch sử sẽ có vị thế xứng đáng hơn trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới bậc THPT.

PV: Học sinh không thích học Lịch sử, theo ông nguyên nhân bắt đầu từ đâu?

PGS.TS.NGƯT Trần Văn Thức:Theo tôi, thứ nhất, môn Lịch sử gắn liền với các sự kiện, các mốc thời gian, địa danh, danh nhân,... Đồng thời Lịch sử là môn học đòi hỏi tri thức toàn diện, tìm hiểu và làm sáng rõ quá khứ đã qua để hiểu hơn hiện tại và định hình tương lai... nên nó hấp dẫn nhưng cũng không dễ. Thứ hai là thiết kế, xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa còn nặng về tính hàn lâm, trình bày, mô tả, phân tích, nhận định... Mà lẽ ra cần làm cho môn học được thanh thoát hơn, ngắn gọn, súc tích, dễ học, dễ nhớ, có ý nghĩa thiết thực, gắn chặt với cuộc sống, với sự phát triển của dân tộc và thế giới. Thứ ba là đội ngũ các nhà giáo dạy môn Lịch sử, tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chậm đổi mới, vẫn nặng về truyền đạt kiến thức, kiểm tra đánh giá theo lối truyền thống; các trang thiết bị dạy học môn này thiếu cập nhật, nghèo nàn, đơn điệu... Trong khi đó, thời lượng dành cho giáo viên, học sinh đi học tập, trải nghiệm thực tế còn ít do nguồn lực có hạn. Thứ tư là trong quan niệm ở các nhà trường lâu nay vẫn cho rằng môn Lịch sử là môn phụ...

Theo chúng tôi, môn học nào cũng quan trọng và có vị trí, ý nghĩa, vai trò riêng. Vì thế trong điều hành, quản lý, quản trị... làm sao để các nhà giáo và học sinh bình đẳng, nỗ lực cố gắng để dạy tốt, học tốt là đúng nhất.

Kiến thức lịch sử là hành trang cần thiết

Khi lịch sử là môn học tự chọn: Bắt buộc phải biết và hiểu lịch sử

PV: Thưa PGS.TS Hoàng Thanh Hải, ông có bất ngờ khi Lịch sử là môn tự chọn?

PGS.TS Hoàng Thanh Hải: Không hẳn là bất ngờ. Vì nhiều năm nay, môn Lịch sử ở trường phổ thông đã có số phận riêng mà ở đó, giáo viên dạy thì long đong, lo lắng còn học sinh với quan niệm học để thi, để đối phó nên ra khỏi phòng thi là quên hoàn toàn kiến thức. Tôi đã từng tham gia biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo, thực tế mà nói môn Lịch sử lâu nay có rất nhiều vấn đề trong dạy và học. Nội dung chương trình nặng nề dẫn đến phương pháp dạy học chưa hấp dẫn.

Rõ ràng học môn Lịch sử để hiểu biết quá khứ, tự hào quá khứ, ôn cố tri tân, học xưa để biết nay và định hình tương lai. Kiến thức lịch sử không phải những nhà nghiên cứu hay những giáo viên dạy sử mới cần mà đây là hành trang bắt buộc, cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trước mắt, theo tôi phải đưa môn học này là môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Về lâu dài, phải có sự thay đổi về nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tất cả đều phải đi liền với nhau không thể tách rời...

Dù thích hay không, bắt buộc phải học

Khi lịch sử là môn học tự chọn: Bắt buộc phải biết và hiểu lịch sử

PV: Khi Lịch sử là môn tự chọn, có thể sẽ dẫn đến số lượng học sinh không yêu thích môn Lịch sử ngày càng nhiều hơn. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Nguyễn Văn Ngọc: Theo quan điểm đánh giá của cá nhân tôi, việc học sinh thích môn này hay không thích môn kia là chuyện bình thường. Bởi vì không thể bắt tất cả 100% học sinh thích một môn. Nó phụ thuộc năng lực, khả năng của các em, và sức thu hút của thầy, cô giáo qua bài giảng. Do đó, không thể yêu cầu tất cả học sinh đều thích môn Lịch sử, nhưng mọi người phải biết môn học này. Muốn yêu cầu biết và hiểu lịch sử thì bắt buộc phải học cho dù có thích hay không. Đây là vấn đề cốt lõi. Chuyện còn lại là ngành GD&ĐT phải làm sao để chương trình dạy được nhẹ nhàng, thú vị hơn, phương pháp dạy thu hút hơn...

PV: Theo ông, để đưa môn Lịch sử vào kỳ thi tốt nghiệp THPT cần đảm bảo những yếu tố nào?

Ông Nguyễn Văn Ngọc:Theo tôi, thứ nhất là bắt buộc, thứ hai là cải thiện chương trình và năng lực giáo viên, thứ ba là phải đặt ra mục tiêu học môn Lịch sử. Nhiều khi chúng ta cứ nói một cách hết sức lớn lao là học lịch sử để yêu quê hương, đất nước. Biết là mục tiêu tối thượng cuối cùng của môn học là thế nhưng với học sinh, mục tiêu ban đầu là thi cử, phải vượt qua các kỳ thi để có cơ hội vào trường này, trường kia. Cần lấy mục tiêu đơn giản của các em để nuôi mục tiêu lâu dài của môn học...

Anh Hoàng (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]