(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề về xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và chuẩn quốc gia (CQG), phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với những người trong cuộc.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Khó chồng khó

Nỗ lực vượt khó

Xoay quanh vấn đề về xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và chuẩn quốc gia (CQG), phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với những người trong cuộc.

Nỗ lực vượt khó

Ảnh minh họa.

Bà Bùi Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Không có kinh phí để đầu tư cho tất cả các trường cùng một lúc

Nỗ lực vượt khó

PV: Xây dựng trường đạt KĐCLGD và đạt CQG đã và đang đặt ra nhiều vấn đề khó đối với các địa phương. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

Bà Bùi Thị Thanh: Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 13/TT-BGDĐT, quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong thông tư này có nhiều yêu cầu cao hơn. Vì vậy những trường đã xây dựng theo quy định cũ là đủ nhưng bây giờ theo thông tư mới thì phải thêm phòng, tăng diện tích... Tuy nhiên, không phải một lúc mà kinh phí có thể đầu tư được cho tất cả các trường.

PV: Sở GD&ĐT đã có những giải pháp như thế nào để tạo điều kiện cho các địa phương, thưa bà?

Bà Bùi Thị Thanh: Hàng năm Sở GD&ĐT vẫn rà soát, đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn ở các địa phương để từ đó có sự phối hợp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục. Mấy năm gần đây, về cơ sở vật chất xây dựng trường CQG gắn với xây dựng nông thôn mới được các địa phương quan tâm, đầu tư tương đối nhiều. Trong thời gian tới, sở tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, triển khai thực hiện đối với công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt CQG gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cơ sở giáo dục và đúng tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Hiện những trường nào đang xây dựng thì phải đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định mới. Đối với trường đã được công nhận chuẩn, tiếp tục rà soát, tham mưu với chính quyền các cấp bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất; sắp xếp lại hệ thống phòng chức năng, tăng cường công tác xã hội hóa, bổ sung các hạng mục theo thông tư (nếu thiếu).

Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành: Phấn đấu đến năm 2025, huyện Thạch Thành có 72/89 trường được công nhận KĐCLGD và đạt CQG

Nỗ lực vượt khó

PV: Nhiều năm qua, giáo dục Thạch Thành luôn dẫn đầu khu vực 11 huyện miền núi, đứng trong top 10 của tỉnh về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Đối với xây dựng trường CQG, huyện đã quan tâm đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Tam: Mới đây, sau khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về làm việc, đặt ra mục tiêu cho huyện, phấn đấu về đích huyện nông thôn mới vào năm 2025. Đây là chỉ tiêu rất khó khăn vì nguồn lực hiện tại của Thạch Thành còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, huyện sẽ quyết liệt, tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, tiêu chí, phấn đấu đạt yêu cầu mà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặt ra.

Đối với xây dựng trường CQG, đây là một trong những chủ trương, nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thành đặt ra trong nhiệm kỳ này, phấn đấu vừa xây dựng chuẩn mới và công nhận lại để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đạt tiêu chí về giáo dục trong xây dựng nông thôn mới. Trong nhiều năm, chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng mũi nhọn của Thạch Thành luôn nằm trong top 10 của tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cũng được huyện quan tâm đầu tư. Tổng chi đầu tư cho sự nghiệp giáo dục năm 2020, 2021 và kế hoạch năm 2022 đạt gần 144 tỷ đồng, trong đó cấp huyện là gần 18 tỷ đồng, còn lại là cấp xã.

Đến nay, huyện đã có 62 trường đạt CQG. Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng 10 trường được công nhận đạt KĐCLGD từ cấp độ 2 trở lên, đạt CQG mức độ 1 và công nhận lại 45 trường để đến năm 2025 toàn huyện có 72/89 trường được công nhận KĐCLGD và đạt CQG. Riêng đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa, nguồn lực rất khó khăn nên sự đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí chủ yếu khai thác từ quỹ đất, nhưng có những xã không có mặt bằng, không có đất để đấu giá... Vì vậy, sự đầu tư gần như là 100% bằng nguồn của huyện.

Ông Phạm Văn Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã Hà Đông (Hà Trung)

Nỗ lực vượt khó

PV: Được biết, hiện nay việc xây dựng mới Trường Mầm non Hà Đông đã được đưa vào nghị quyết của HĐND xã, đáp ứng tiêu chuẩn trường đạt KĐCLGD và đạt CQG theo thông tư mới. Nếu được triển khai, thực hiện đồng nghĩa với việc Trường Mầm non Hà Đông sẽ được công nhận lại trường chuẩn sau 15 năm, kể từ khi trường đạt chuẩn mức độ 1 vào năm 2007. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Ông Phạm Văn Vĩnh: Đối với trường mầm non, ảnh hưởng lớn nhất đến công tác công nhận lại chuẩn đó là về cơ sở vật chất. Hàng năm xã luôn có sự đầu tư cho các nhà trường trong việc chống xuống cấp và đảm bảo điều kiện tối thiểu cho dạy và học. Song, do điều kiện kinh tế của xã khó khăn, công tác xã hội hóa còn hạn chế, nên chưa thể thực hiện xây mới. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác lãnh, chỉ đạo chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền có giai đoạn còn chậm. Năm nay, xã sẽ tập trung xây dựng trường mầm non ở một địa điểm mới trên nền diện tích gần 1ha với 2 tầng 10 phòng học, dự kiến tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Quý IV năm 2022 sẽ triển khai thi công, phấn đấu hoàn thành trong quý II năm 2023.

Anh Hoàng (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]