(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy, nhiều năm liền, chất lượng giáo dục mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện luôn dẫn đầu 11 huyện miền núi Thanh Hóa.

Thạch Thành nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Những năm qua, huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy, nhiều năm liền, chất lượng giáo dục mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện luôn dẫn đầu 11 huyện miền núi Thanh Hóa.

Thạch Thành nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnGiờ học của cô và trò Trường THCS Phạm Văn Hinh.

Đến thăm Trường THCS Phạm Văn Hinh, ngôi trường có bề dày về thành tích dạy và học, cô giáo Tống Thị Hương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Những năm qua, được sự quan tâm của huyện, địa phương, nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy học. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đó là luôn tạo không gian học tập lành mạnh, an toàn cho học sinh (HS); động viên cán bộ, giáo viên hăng say công tác; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới. Vì vậy, công tác dạy và học có những đổi mới tích cực, chất lượng đại trà được giữ vững, ổn định, chất lượng mũi nhọn được duy trì và nâng cao. Nhà trường đã triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành giáo dục và đào tạo phát động. Kết thúc năm học 2022-2023, nhà trường có 1 HS đoạt giải quốc gia, 25 HS đoạt giải cấp tỉnh, 178 HS đoạt giải cấp huyện. Nhiều năm liên tục nhà trường luôn dẫn đầu khối THCS của huyện Thạch Thành.

Ông Vũ Đức Vĩnh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, huyện luôn xác định trước hết phải đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học. Huyện đã ban hành chính sách phát triển giáo dục; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để 90% trở lên đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong các nhà trường và yêu cầu các đơn vị trường học tăng cường công tác thao giảng, hội giảng; tự học, tự bồi dưỡng, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; tập trung đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển khả năng người học, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm trường thiết thực, hiệu quả; thực hiện dạy học kết hợp giữa lý thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế; tăng cường việc học tập nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên - HS theo hướng công tác nhằm phát triển năng lực xã hội; chỉ đạo các nhà trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy... Bên cạnh đó, công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm. Chỉ tính riêng trong năm học 2022-2023, huyện Thạch Thành đã đầu tư hơn 85 tỷ đồng xây dựng mới 210 phòng học và nhiều công trình phụ trợ. Đến nay, toàn huyện có 65 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 73,03%. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, giáo viên, HS có môi trường dạy và học tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, huyện Thạch Thành đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng đảm bảo về cơ cấu bộ môn; đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, gắn với XDNTM, nhằm mục tiêu giữ vững và nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng mũi nhọn.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]