(vhds.baothanhhoa.vn) - Thuộc diện giải thể theo Đề án sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Trường THPT Đinh Chương Dương (thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) - ngôi trường có bề dày hơn 20 năm, nay trở nên hoang phế, là nơi tập kết vật liệu xây dựng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường học sau giải thể thành nơi tập kết đất thải

Thuộc diện giải thể theo Đề án sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Trường THPT Đinh Chương Dương (thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) - ngôi trường có bề dày hơn 20 năm, nay trở nên hoang phế, là nơi tập kết vật liệu xây dựng.

Thực hiện Đề án sắp xếp các trường công lập trên địa bàn đến năm 2015, Thanh Hóa sẽ giải thể, sáp nhập 13 trường THPT vào các trường THPT khác và thành lập mới một trường chuyên biệt là THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa tại huyện Ngọc Lặc.

Trường THPT Đinh Chương Dương có quyết định giải thể trong năm 2018, sau gần một năm, ngôi trường này đang dần trôi vào “quên lãng”. Cơ sở vật chất xuống cấp, phòng học tan hoang, những khoảng đất trống, cây cối mọc um tùm, sân thể chất phía sau trường trở thành nơi tập kết đất thải, vật liệu xây dựng của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

Nhìn vẻ hoang sơ, tiêu điều, ít ai biết rằng trước đây, ngôi trường này đã vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực đi lên, chứ không “vang bóng một thời” như hiện tại.

Trường THPT Đinh Chương Dương như một bãi chiến trường sau giải thể.

“Sau khi giải thể, trường học không ai trông coi, bảo vệ, tối đến có vài đám thanh niên phóng xe vào khu vực này tụ tập, còn làm gì bên trong chúng tôi không hay biết. Thời gian trước, huyện Hậu Lộc có triển khai Dự án nạo vét sông Trà Giang, một doanh nghiệp tại đây có tận dụng khoảng sân sau của nhà trường làm nơi tập kết đất thải, hàng ngày có khoảng chục chiếc xe thi nhau vào chở đất, gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, một người dân tại thị trấn Hậu Lộc, cho hay.

Mục sở thị ngôi trường, bên trong khuôn viên như một “đại công trường” với máy múc, đá, cát, đất nằm ngổn ngang, la liệt xung quanh nhà trường, những vết lằn hiện rõ trên mặt sân, tiếng máy nổ inh ỏi, những đoàn xe ngang nhiên không che bạt, che chắn ra vào khu vực nhà trường.

Bà Nguyễn Thị A., (thị trấn Hậu Lộc), bức xúc: “Đành rằng trường bỏ hoang, nhưng trong khu vực dân cư tập trung đông người qua lại, chính quyền không nên để doanh nghiệp tập trung đất thải, để rồi chúng tôi hàng ngày phải gánh chịu khói bụi, ô nhiễm từ những chiếc xe chở đầy bùn đất ra vào trong trường”.

Người dân tại đây nhiều lần ý kiến, phản ánh, song không có hồi âm. Được biết, vấn đề giải quyết khu trường học bỏ hoang này là sự “nhập nhằng” trong quản lý của UBND huyện Hậu Lộc.

Trước đó, ngày 2/10/2018, UBND huyện Hậu Lộc đã ban hành Công văn số 958 về bàn giao tài sản của Trường THPT Đinh Chương Dương. Theo đó, UBND huyện đã tiếp nhận cơ sở vật chất của trường sau khi giải thể, gồm: quạt trần 109 cái; phòng học gồm 2 khu (một khu nhà cấp 4, 1 khu nhà kiên cố; một phòng hiệu bộ, phòng chức năng; nhà để xe học sinh, giáo viên...).

Tại thời điểm trên, số quạt trần đã bàn giao cho Trường THPT Hậu Lộc 4, Trường THPT Hậu Lộc 3 sử dụng. Chủ tịch UBND huyện cũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND thị trấn tiếp nhận và bảo quản toàn bộ số tài sản theo quy định.

Song, đến nay lãnh đạo UBND thị trấn Hậu Lộc vẫn chưa nhận được biên bản bàn giao tiếp nhận, chỉ nhận thông báo từ phía UBND huyện. Trong khi, nếu tiếp nhận, thị trấn phải thuê người trông coi, trả lương bằng ngân sách địa phương, không thấy ý kiến hỗ trợ từ huyện.

Bà Vũ Thị Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “Hôm bàn giao, các phòng đều xuống đủ cả, nhưng sau đó giao cho tài chính hoàn chỉnh hồ sơ, trước mắt cơ sở vật chất giao thị trấn quản lý, tới đây huyện đang bàn, có thể cho một đoàn thể nào về phát huy cơ sở đó. Hôm rồi có nhà thầu mượn tạm, Bí thư huyện ủy đang có ý kiến nhà thầu nhanh chóng, dọn dẹp trả lại nguyên trạng mặt bằng cho nhà trường”.

Thiết nghĩ, việc giải thể, sáp nhập trường học là chủ trương chung của tỉnh, song việc quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất “hậu” giải thể cũng rất cấp thiết. Việc không tận dụng cơ sở vật chất này vào mục đích chung cho cộng đồng, chắc chắn là một lãng phí không hề nhỏ.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]