(vhds.baothanhhoa.vn) - Cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học, việc lựa chọn ngành học, trường học lại trở thành mối bận tâm của không ít học sinh lẫn phụ huynh. Vài năm gần đây, không ít học sinh ở các huyện miền núi sau khi tốt nghiệp THPT đã chọn học nghề thay vì vào đại học. Điều này cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của phụ huynh và học sinh về lựa chọn hướng đi tương lai, phù hợp với thực tế, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Xu hướng chọn học nghề của học sinh miền núi

Cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học, việc lựa chọn ngành học, trường học lại trở thành mối bận tâm của không ít học sinh lẫn phụ huynh. Vài năm gần đây, không ít học sinh ở các huyện miền núi sau khi tốt nghiệp THPT đã chọn học nghề thay vì vào đại học. Điều này cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của phụ huynh và học sinh về lựa chọn hướng đi tương lai, phù hợp với thực tế, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Xu hướng chọn học nghề của học sinh miền núi

Giờ giải lao giáo viên Trường THPT Bắc Sơn tư vấn, định hướng và giải đáp những vướng mắc của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Nhà trường nỗ lực công tác tư vấn, hướng nghiệp

Thời gian qua, công tác tư vấn, hướng nghiệp luôn được Trường THPT Cẩm Thủy 2 (Cẩm Thủy) chú trọng và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Theo thống kê của nhà trường, từ năm học 2017 - 2018 đến nay, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đi học nghề tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong, ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động hàng năm đạt tỷ lệ 25-30%. Cô giáo Nguyễn Thị Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Ở nhiều trường khu vực miền núi, điều kiện học tập cũng như năng lực của các em còn hạn chế. Vì vậy, nhà trường đặc biệt quan tâm tới công tác tư vấn, hướng nghiệp, giúp các em lựa chọn “con đường” phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân. Nhờ làm tốt công tác hướng nghiệp, cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT theo học các trường nghề tăng dần qua các năm”.

Tại Trường THPT Bắc Sơn (Ngọc Lặc) trong 5 năm qua, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chọn học nghề tăng lên. Nếu năm 2017 tỷ lệ học nghề chỉ đạt tỷ lệ 10-15%, thì năm 2021 đạt 30%. Thầy giáo Trịnh Bá Phòng, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Việc lựa chọn đúng nghề luôn là bài toán khó không chỉ đối với mỗi học sinh, gia đình mà cả nhà trường. Đặc biệt là đối với các trường học ở vùng khó khăn, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại nhà trường có 92% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức còn hạn chế. Do vậy, công tác tư vấn, hướng nghiệp không chỉ nhằm giúp các em lựa chọn được ngành nghề học phù hợp với khả năng, sở thích bản thân, mà còn phải phù hợp với khả năng tài chính của phụ huynh. Nhờ làm tốt công tác này mà nhiều học sinh đã lựa chọn con đường học nghề để lo cho tương lai”.

Cũng như Trường THPT Cẩm Thủy 2 và Trường THPT Bắc Sơn, công tác tư vấn, hướng nghiệp đã được các trường THPT ở khu vực miền núi đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nên số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia học nghề tăng dần qua các năm. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tham gia học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2020 có gần 883 học sinh thì năm 2021 là 1.384 học sinh. Ngoài học sinh, tham gia học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề còn có gần 2.000 học sinh học các lớp học nghề ngắn hạn như: may công nghiệp, hàn, sửa chữa máy móc nông nghiệp...

Nhận thức của phụ huynh và học sinh đã có sự thay đổi

Chị Lê Thị Quyền, thôn Trung Hạ, xã Cẩm Tân (Cẩm Thủy) có con là Đỗ Văn Tuấn, lớp 12C4, Trường THPT Cẩm Thủy 2 năm nay sẽ tốt nghiệp THPT. Những năm trước đây, chị luôn mong muốn con trai sẽ vào giảng đường để chinh phục tấm bằng đại học, để sau này lập nghiệp sẽ thuận lợi hơn. Dù đã được “đầu tư” cho việc học tập, nhưng lực học của Tuấn chỉ đạt mức trung bình. Thời gian gần đây, qua tâm sự với con trai, chị Quyền được biết, con có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp THPT sẽ đi học nghề sửa chữa điện dân dụng. Ban đầu không đồng ý, nhưng về sau được thầy giáo chủ nhiệm của con tư vấn, chị Quyền đã ủng hộ nguyện vọng của con. Chị Quyền bộc bạch: “Qua tìm hiểu thực tế, cũng như một số người phân tích, tư vấn, tôi được biết học nghề sửa chữa điện dân dụng cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn. Đây lại là nghề con tôi thích nên gia đình tôn trọng quyết định và ủng hộ lựa chọn của con”.

Xu hướng chọn học nghề của học sinh miền núi

Giáo viên Trường THPT Cẩm Thủy 2 tư vấn, định hướng nghề nghiệp giúp học sinh lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực bản thân.

Cũng như em Đỗ Văn Tuấn, em Bùi Thị Nga, học sinh Trường THPT Bắc Sơn (Ngọc Lặc), đã lựa chọn học nghề để chuẩn bị “hành trang” cho tương lai. Em Nga cho biết: “Ở xã em nhiều anh chị học xong đại học phải đi làm nghề tự do, rất ít người được làm việc đúng chuyên môn được đào tạo tại trường đại học. Hơn nữa, 4 năm học tập ở trường đại học chi phí cũng rất lớn. Từ thực tế cuộc sống và được thầy cô trong trường tư vấn, định hướng nghề nghiệp, căn cứ vào năng lực, sở thích của bản thân, em đã chọn hướng đi du học tại Nhật Bản chuyên ngành điều dưỡng. Lựa chọn này, được bố mẹ ủng hộ khiến em rất thoải mái và tự tin".

Ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Con đường học nghề không phải là lựa chọn dễ dàng với những người trẻ vừa bước qua bậc học THPT, nhưng chắc chắn cơ hội việc làm sẽ rộng mở đối với những học sinh luôn nỗ lực và khẳng định được bản thân với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Vì vậy, nhà trường cần làm tốt việc tư vấn, hỗ trợ phụ huynh và học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp, để con em mình có quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa cuộc đời. Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường THPT nói chung và trường THPT khu vực miền núi nói riêng làm tốt hơn nữa công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh, từng bước khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]