(vhds.baothanhhoa.vn) - Với 98% dân số là đồng bào dân tộc Mường, đến nay xã Thạch Lâm (Thạch Thành) vẫn còn bảo tồn được nhiều ngôi nhà sàn cổ, không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc, mà còn đóng góp quan trọng trong việc phát triển du lịch của địa phương.

Giữ gìn những nếp nhà sàn ở xã Thạch Lâm

Với 98% dân số là đồng bào dân tộc Mường, đến nay xã Thạch Lâm (Thạch Thành) vẫn còn bảo tồn được nhiều ngôi nhà sàn cổ, không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc, mà còn đóng góp quan trọng trong việc phát triển du lịch của địa phương.

Giữ gìn những nếp nhà sàn ở xã Thạch Lâm

Nhà văn hóa ở thôn Đăng Thượng được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn.

Trải qua bao biến đổi của lịch sử, thế nhưng hiện nay cả 6/6 thôn trong xã, người dân vẫn giữ gìn vẹn nguyên những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của đồng bào dân tộc Mường, đặc biệt là sinh sống trong những ngôi nhà sàn.

Đến nay khoảng 85% số hộ trong xã còn lưu giữ được ngôi nhà sàn. Những ngôi nhà sàn không đơn giản chỉ là chỗ ở, mà còn biểu hiện của lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng.

Giữ gìn những nếp nhà sàn ở xã Thạch Lâm

Trên địa bàn xã hiện còn 85% gia đình sinh sống trên những ngôi nhà sàn.

Nhà sàn của người Mường được thiết kế theo hình con rùa theo truyền thuyết từ thuở xưa để tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà. Theo kiến trúc, nhà sàn được xây dựng gồm có hai cầu thang. Cầu thang ngoài gần ngõ, gần lối đi dành cho đàn ông và khách. Còn cầu thang trong dành cho phụ nữ gắn liền với việc bếp núc, khâu vá...

Nhà sàn của người Mường thường cấu trúc một gian hai chái, hai gian hai chái, ba gian hai chái. Giữa các gian thường không có cửa một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính tượng trưng. Cuộc sống đổi thay nhưng nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường ở đây vẫn giữ được đầy đủ những đặc điểm kiến trúc cổ xưa và luôn được coi là minh chứng rõ nét nhất về cuộc sống và những phong tục, tập quán đẹp đẽ của người Mường.

Giữ gìn những nếp nhà sàn ở xã Thạch Lâm

Nhà sàn được xem là linh hồn, báu vật của bà con dân tộc Mường nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Thỏa ở thôn Đăng Thượng lưu giữ ngôi nhà sàn vừa làm nơi sinh hoạt cho gia đình, vừa để phục vụ du lịch cộng đồng tại thác Mây, cho biết: Trong tâm thức người Mường, nhà sàn không chỉ là chỗ ở, mà còn là biểu hiện của lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Mặc dù ngôi nhà sàn đơn giản nhưng chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, lịch sử vô cùng đặc sắc. Bởi vậy, gia đình tôi đã đầu tư xây dựng nhà sàn làm điểm du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch đến thác Mây tham quan, nghỉ dưỡng. Cùng với đó, gia đình tôi cũng chú trọng đến việc tạo thêm các loại hình dịch vụ hấp dẫn gắn liền với bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường như trưng bày và bán các sản phẩm truyền thống, cho thuê và bán trang phục dân tộc...

Bên cạnh những nếp nhà sàn còn giữ khá nguyên vẹn thì người dân ở đây còn lưu truyền được nghề truyền thống đó là dệt thổ cẩm, cùng các làn điệu dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc Mường như đánh cồng chiêng, nhảy sạp.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]