Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương
Với lãi suất ưu đãi, ổn định và không cần tài sản thế chấp, chương trình vốn vay giải quyết việc làm (GQVL) của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã và đang hỗ trợ hàng chục nghìn lao động trên địa bàn tỉnh có việc làm ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, GQVL, nâng cao thu nhập.
Cán bộ NHCSXH Yên Định kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình GQVL tại gia đình anh Nguyễn Văn Giang, ở xã Định Hải (Yên Định).
Xác định vốn vay GQVL là một trong những chương trình quan trọng giúp người dân phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng giao dịch
NHCSXH Yên Định đã phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tiếp cận nguồn vốn thuận lợi; triển khai đầy đủ, kịp thời, giải ngân nhanh, đúng đối tượng. Nhờ nguồn vốn vay chương trình GQVL, nhiều hộ dân đã đầu tư vào các mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng cây ăn quả, kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản, nghề mộc... tạo thu nhập ổn định, GQVL tại chỗ cho nhiều lao động địa phương.
Khởi nghiệp với mô hình trang trại chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Giang, xã Định Hải (Yên Định) gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Anh Giang chia sẻ: “Được ủy thác qua kênh đoàn thanh niên, gia đình tôi đã được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH Yên Định với thủ tục nhanh chóng, thuận lợi mà không cần thế chấp tài sản để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà lai Đông Tảo. Nguồn vốn vay ưu đãi chương trình GQVL của NHCSXH Yên Định như bệ đỡ giúp gia đình tôi vượt khó, ổn định mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế. Cùng với nguồn vốn của gia đình, đến nay gia đình tôi đã phát triển được trang trại có quy mô hơn 1 vạn gà, cho thu nhập hàng năm đạt từ 300 đến 400 triệu đồng, tạo việc làm cho hai lao động với thu nhập ổn định”.
Chương trình tín dụng chính sách cho vay GQVL thực hiện theo Nghị định 74/NĐ-CP, ngày 23/9/2019 của Chính phủ với nhiều ưu đãi, như: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa 100 triệu đồng. Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng, lãi suất theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Trong quá trình triển khai, cùng với tăng cường tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, NHCSXH Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, từ đó góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, NHCSXH Thanh Hóa cũng chỉ đạo các phòng giao dịch hướng dẫn hộ vay làm thủ tục hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng thụ hưởng, mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay; bảo đảm 100% đối tượng khi có nhu cầu, đủ điều kiện được giải quyết vốn vay theo quy định. Đến cuối tháng 5/2024, tổng dư nợ chương trình cho vay GQVL trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.860 tỷ đồng, với gần 25.200 khách hàng đang vay vốn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ gia đình có mục đích sản xuất, kinh doanh rõ ràng, có tiềm năng phát triển, hiệu quả kinh tế cao và có khả năng GQVL cho nhiều lao động nông thôn. Với cách triển khai cho vay thiết thực, đúng nhu cầu, đối tượng cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đã giúp nhiều hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động ở địa phương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách chương trình GQVL đã giúp nhiều hộ gia đình, nhất là khu vực nông thôn, miền núi thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Để thêm nhiều người dân được hưởng nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, các địa phương cần quan tâm xem xét bổ sung thêm nguồn vốn ủy thác từ địa phương sang NHCSXH cho chương trình cho vay GQVL, làm cơ sở để NHCSXH thực hiện giải ngân theo chương trình GQVL. Từ đó, giúp các gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong việc duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, để nguồn vốn GQVL phát huy hiệu quả, cho vay đúng đối tượng, NHCSXH Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp tốt với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp và các ban, ngành liên quan thực hiện tốt việc duy trì, nâng cao chất lượng tín dụng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng; tích cực huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân để gia tăng lượng vốn hỗ trợ người dân có nhu cầu vay vốn tạo việc làm.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-05-30 07:30:00
Bản tin Tài chính ngày 30/5: Giá vàng thế giới và trong nước quay đầu giảm mạnh
Dự báo thời tiết ngày 30/5: Thời tiết cả nước và Thanh Hóa chi tiết
Mường Lát xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em ngay từ nhà trường
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề, nghề truyền thống
Hiệu quả mô hình “Mẹ đỡ đầu” ở phường An Hưng
[Infographics] - Các lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy nhà độc lập hoặc liền kề
Ngành giáo dục và đào tạo huyện Cẩm Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số
Điện lực TP Sầm Sơn đảm bảo an toàn lưới điện cho mùa du lịch biển
Bản tin Tài chính ngày 28/5: Vàng đồng loạt tăng, đồng USD trượt giá