Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 tái hiện không gian thi cử truyền thống
Trong khuôn khổ Hội chữ Xuân năm nay tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức để phục vụ du khách như: Tái hiện không gian thi cử truyền thống, làng sỹ tử; không gian văn hóa đọc...
Hoạt động cho chữ tại Hội chữ Xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa tại Thủ đô dịp năm mới. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và triển lãm thư pháp “Hiếu học” khai mạc ngày 3/2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Quý Mão) tại Hồ Văn, Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Như thường lệ, điểm nhấn của Hội chữ Xuân năm nay là hoạt động cho chữ, xin chữ tại Hồ Văn. Các gian lều viết chữ của 40 ông đồ sẽ được bố trí phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu Xuân năm mới.
Triển lãm “Hiếu học” sẽ trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm quanh Hồ Văn. Nội dung các tác phẩm thể hiện tinh thần khuyến học và truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Các tác giả đã khai thác những đoạn trích trên văn bia tiến sỹ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, hay những câu ca dao, câu thơ, câu đối, câu nói của các danh nhân...
Hội chữ Xuân năm nay sẽ có 40 ông đồ tham gia viết chữ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trong khuôn khổ Hội chữ Xuân năm nay, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức để phục vụ khách du Xuân như: Tái hiện không gian thi cử truyền thống, làng sỹ tử; không gian văn hóa đọc; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội, sản phẩm lưu niệm, nét văn hóa ẩm thực ngày Xuân; tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc như quan họ, ca trù, chèo, múa rối nước, múa lân sư rồng...
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa-Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho hay Ban tổ chức đã có sự chuẩn bị chu đáo cho Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024, từ các hoạt động như lựa chọn người viết chữ, bố trí các gian viết chữ, lên nội dung chương trình nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian tại Hồ Văn cho đến việc tổ chức các triển lãm trong khu vực nội tự như: “Vẽ con Rồng,” “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e,” “Khơi nguồn Đạo học” nhằm thu hút khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán.
“Chúng tôi hy vọng Hội chữ Xuân được tổ chức thường niên tại Hồ Văn sẽ là địa điểm du Xuân yêu thích và là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa thu hút đông đảo khách tham quan Thủ đô, du khách đến từ mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế,” ông Lê Xuân Kiêu bày tỏ.
Hội chữ Xuân sẽ kéo dài đến ngày 19/2 (Mùng Chín tháng Giêng năm Giáp Thìn), mở cửa hàng ngày từ 8h00 đến 22h00./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-01-30 09:32:00
“Nằm giá, khóc măng” là một hay hai điển tích?
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 29/1/2024
Chỉ còn một gương mặt nghệ sỹ gạo cội ở lại với “Táo Quân 2024”
Can đảm để là chính mình
Khánh thành chùa Sùng Nghiêm - Đền nghè Ngu giang thần
Lễ hội Đền thờ Đô đốc Đài lương quận công Lê Phúc Hoạch lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 16/2
Thượng thư Lê Trạc Tú - danh thơm để lại cho đời
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 25/1/2024
Cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho lễ hội Nàng Han
Ngày xuân ngân điệu hát xường