(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị thường kỳ để nghe và quyết định về quy định khung số lượng cấp phó các phòng, ban, đơn vị thuộc các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đề án tổ chức lại, thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu vực trực thuộc UBND tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị Ban Thường vụ tháng 10: Thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

(VH&ĐS) Ngày 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị thường kỳ để nghe và quyết định về quy định khung số lượng cấp phó các phòng, ban, đơn vị thuộc các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đề án tổ chức lại, thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu vực trực thuộc UBND tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nêu rõ: Về cơ bản, các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố đã thực hiện việc bổ nhiệm số lượng cấp phó các phòng, ban, đơn vị trực thuộc theo quy định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị thực hiện việc bổ nhiệm cấp phó vượt số lượng so với quy định. Thực hiện Quyết định số 2218 ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39 và để khắc phục tình trạng nêu trên; đồng thời tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát trong việc bổ nhiệm cấp phó của các đơn vị, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thống nhất báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định khung số lượng cấp phó các phòng, ban, đơn vị thuộc các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Các ý kiến thảo luận tại hội nghị cơ bản thống nhất với những nội dung trong dự thảo và góp thêm nhiều ý kiến để Quy định đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Kết luận nội dung này, đồng chí Trịnh Văn Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Việc ban hành Quy định khung số lượng cấp phó các phòng, ban, đơn vị thuộc các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố là hết sức cần thiết. Quy định này chính là cơ sở để tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát trong việc bổ nhiệm cấp phó của các đơn vị, đồng thời khắc phục triệt để tình trạng một số nơi bổ nhiệm cấp phó quá số lượng quy định như thời gian trước đây.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến chỉ rõ: Đối với khung số lượng cấp Phó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị thuộc và trực thuộc sở, cơ quan ngang Sở, quy định: Đối với phòng được giao dưới 5 biên chế trở xuống có 1 phó trưởng phòng; 6 - 8 biên chế: không quá 2 phó phòng. Từ 9 biên chế trở lên không quá 3 cấp phó. Các chi cục, ban (tổ chức quản lý nhà nước), các đơn vị trực thuộc các sở có dưới 40 biên chế công chức và số lượng người làm việc có không quá 2 phó; từ 40 biên chế trở lên có không quá 3 cấp phó. Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có không quá 3 phó trưởng phòng...

Đồng chí giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh hoàn chỉnh và ban hành quy định để quản lý chặt chẽ tổng số lượng cũng như số lượng phó phòng từng sở, ngành trực thuộc UBND và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Chỉ đạo Thủ trưởng tất cả các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, sắp xếp, điều chỉnh cấp phó trong nội bộ đến ngày 30/9/2017 phải hoàn chỉnh theo đúng quy định mới ban hành.

Cũng tại hội nghị, sau khi nghe tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 – 2021, các đại biểu cơ bản thống nhất cao việc ban hành cơ chế. Các ý kiến đều cho rằng: Thời gian qua, UBND tỉnh đã hỗ trợ UBND các huyện triển khai một số dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế, quy mô dự án còn nhỏ, hầu hết xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh nên chưa giải quyết triệt để được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các ngành đã triển khai nhiều giải pháp kêu gọi Nhà nước thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại từ nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, việc kêu gọi xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn...

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến đồng ý chủ trương ban hành cơ chế hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016 – 2021 với đơn giá 320 nghìn đồng/tấn rác thải kèm theo các hỗ trợ cụ thể về miễn tiền sử dụng đất, bàn giao mặt bằng sạch, hỗ trợ đầu tư hạ tầng đến chân công trình đối với các dự án đáp ứng được quy mô theo quy định của tỉnh. Đồng chí lưu ý: Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo lựa chọn được các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đồng thời, phải có quy định chặt chẽ từ việc thu gom, vận chuyển rác thải đến nơi xử lý cũng như việc nghiệm thu khối lượng thực hiện để đảm bảo ngân sách tỉnh được quản lý và sử dụng hiệu quả nhất.

Đồng chí giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp thu ý kiến thảo luận tại hội nghị, nhanh chóng hoàn chỉnh Tờ trình chuyển Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.

Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã nghe, thảo luận và quyết định Đề án tổ chức lại, thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực trựcthuộc UBND tỉnh.

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]