Khám phá ẩm thực vùng cao
Mộc mạc mà đậm đà, dân dã nhưng không kém phần đặc trưng, ẩm thực vùng cao từ lâu đã có sức hút với du khách, trở thành một trải nghiệm không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch lên vùng cao xứ Thanh.
Xôi nếp tím.
Năm 2022, “Chuyện tình Pha Dua” - phiên chợ vùng cao được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức thành công tốt đẹp. Tiếp đó, phiên chợ vùng cao và lễ hội “Hương sắc vùng cao” được tổ chức tại huyện Thường Xuân năm 2023, trở thành sự kiện du lịch thành công, thu hút đông đảo khách đến tham quan, khám phá. Bên cạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số xứ Thanh, không gian phiên chợ vùng cao; trò chơi trò diễn dân gian; đua thuyền truyền thống... thì ẩm thực vùng cao với sự tham gia của 11 huyện miền núi xứ Thanh là một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Không khó để nhận ra gian hàng của mỗi huyện, bởi ngoài đặc trưng văn hóa thì đặc sản vùng miền sẽ là nét riêng để du khách nhận biết, đến khám phá. Như gian hàng của huyện Bá Thước được treo rất nhiều giỏ quýt hôi. Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi, quýt rừng) là loài cây bản địa, đặc trưng của huyện Bá Thước. Được biết, người dân tộc Thái, dân tộc Mường ở vùng Pù Luông khi nấu canh ốc, nhất thiết phải có lá quýt hoi làm gia vị. Bên cạnh quýt tươi, gian hàng còn mang đến nhiều sản phẩm được chế biến từ quýt như trà quýt hôi, vỏ quýt sấy khô... đây đều là những sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ xa, gian hàng của huyện Thạch Thành đã dậy mùi thơm của đặc sản thịt trâu gác bếp, thịt lợn sấy măng rừng, xôi ngũ sắc, rau cải núi... Bằng sự tinh tế, khéo léo, đồng bào kết hợp các loại gia vị trên rừng như hạt dổi, mắc khẻn, tiêu, ớt, các loại lá thơm để sáng tạo nên những món ăn mang đậm hương vị truyền thống. Mắc khẻn sẽ làm cho món thịt trâu gác bếp có vị thơm, đậm đặc trưng. Ngoài ra mắc khẻn còn được pha vào muối chấm với xôi, gà nướng hay các món luộc, hấp... Bên cạnh đó, gian hàng còn bày bán nhiều sản phẩm OCOP địa phương như mật ong Hướng Hoa, cam Hùng Hải...
Lúa nếp Cay Nọi.
Lúa nếp Cay Nọi, giống lúa nếp nức tiếng của xứ Thanh được giới thiệu, bày bán tại gian hàng huyện Mường Lát. Du khách có thể thưởng thức sản vật này ngay tại gian hàng để cảm nhận sự khác biệt và thơm ngon. Lúa nếp Cay Nọi có điểm đặc biệt là thời gian từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch kéo dài tới 5 tháng. Thời gian gieo mạ cũng kéo dài 30 ngày, trong khi đó các giống lúa thông thường chỉ gieo mạ dưới 25 ngày. Bởi theo lý giải của người nông dân nơi đây, mạ càng già cây lúa sẽ càng cứng cáp, lúa chắc hạt, càng dẻo, càng thơm. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát.
Chị Nguyễn Thị Hoa, một du khách đến từ TP Thanh Hóa, cho biết: “Năm nào tham gia hội chợ vùng cao tôi cũng mua rất nhiều đặc sản tại các gian hàng. Không những thế tôi và du khách được nếm thử rất nhiều món ăn độc lạ như canh uôi, măng chấm mắm, canh đắng... khiến cho chuyến du lịch thật vui và nhiều trải nghiệm”.
Gian hàng của huyện Bá Thước.
Gian hàng nào cũng có đặc sản vùng miền và món ngon đặc trưng dân tộc. Như món xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu của người dân tộc Mường, Thái, xuất hiện ở gian hàng của các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước... Xôi ngũ sắc là món ngon được gia chủ tiếp khách quý hoặc trong những ngày giỗ, tết. Nguyên liệu làm nên món xôi ngũ sắc là loại nếp nương được chọn lựa kỹ càng, kết hợp với các loại lá rừng tạo màu sẽ làm nên món xôi ngũ sắc vừa đẹp mắt vừa thơm ngon. Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, làm và ăn xôi ngũ sắc trong ngày lễ, tết sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc, tốt lành cho cả năm.
Hay món vịt Cổ Lũng, món ngon nức tiếng của người dân tộc Thái tại Bá Thước. Đây là loại vịt nuôi tự nhiên, thường được thả trên dòng suối Nũa. Suối Nũa là một con suối sạch, nước chảy thường xuyên, có rất nhiều ốc và các loại sinh vật. Vịt thường bơi ngược dòng, bắt ốc và cá nên vận động nhiều. Ngoài ra, vì ăn thêm lúa, ngô, khoai... nên thịt vịt Cổ Lũng rất săn chắc, nhiều nạc, thịt thơm. Vịt sẽ ngon hơn với cách chế biến gia vị để chấm được làm từ gan vịt, trộn với muối và hạt mắc khẻn nghiền nhỏ, thêm chút đường, tiêu xanh cùng chén rượu cay nồng thơm mùi lá rừng, chắc chắn du khách sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngọt của vịt Cổ Lũng mà không phải nơi nào cũng có.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa, thì ẩm thực vùng cao xứ Thanh độc đáo ngay từ chất liệu để làm nên những món ăn ngon, mang đậm bản sắc dân tộc. Bà con dân tộc thường sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên, đó chính là những thứ do chính họ trồng trọt trên nương rẫy hoặc sẵn có như cá suối, vịt thả tự nhiên, ốc núi, măng, rau rừng, gạo nếp nương... kết hợp chế biến với gia vị truyền thống nhằm tạo nên màu sắc và hương vị đặc biệt. Nhờ đó, các món ăn ở đây luôn được du khách đánh giá cao n
Bài và ảnh: Phan Vân
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:10:00
Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024
-
2024-11-21 08:00:00
[REVIEW OCOP] - Nem chua Tân Oanh - đặc sản xứ Thanh
-
2024-11-08 14:47:00
Giữ nghề truyền thống mắm tép Yên Dương
[REVIEW OCOP] - Bánh gai bà Hùng: Hương vị truyền thống vượt thời gian
Một số loại hoa ăn được chứa nhiều dinh dưỡng và giúp phòng chống bệnh tật
Nước đậu bắp, ứng viên mới lạ trong xu hướng thực phẩm có lợi
Việt Nam tham dự Hội chợ Good Food and Wine Show 2024 tại Australia
Nhớ vị bánh lá quê nhà...
Lễ hội bia đặc sắc của Bỉ sắp diễn ra tại thành phố Hải Phòng
[REVIEW OCOP]: Giò Lụa Chinh Hằng đậm đà, chuẩn vị
[REVIEW OCOP] Mật ong đông trùng hạ thảo Đăng Khoa: Bảo vệ sức khỏe toàn diện từ thiên nhiên
Tìm hiểu về 32 Di sản Phi vật thể Quốc gia liên quan đến ẩm thực của Việt Nam