Khám phá thú chơi đồ cổ...
Sưu tầm đồ cổ, thú chơi tao nhã của người xưa, đến nay đã trở thành xu hướng ngày càng được nhiều người yêu thích. Mục đích chơi có thể khác nhau nhưng ở họ vẫn là sự “gặp gỡ” để nâng tầm giá trị hiện vật, lưu giữ dấu xưa...
Một góc sưu tầm đồ cổ, đồ cũ tại nhà ông Lương Thế Tập.
Theo chia sẻ của các nhà sưu tầm, thú chơi đồ cổ chỉ có ở những người thực sự đam mê. Đam mê thì mới có thể dành thời gian, công sức và tiền bạc để khám phá những thông điệp thời gian ẩn chứa trên những món đồ.
“Đối với thú chơi này, ngoài sự am hiểu, thông tuệ các món đồ gắn liền với những giai đoạn lịch sử khác nhau, điều quan trọng là người chơi phải có tính hoài cổ, tri ân với những món đồ giá trị này, từ đó mới có thể khám phá những thông điệp ẩn chứa bên trong. Người chơi trở thành những người truyền đạt, gắn kết văn hóa xưa và nay" - ông Nguyễn Hữu Ngôn, một người sưu tầm đồ cổ ở thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) cho biết. Ông Ngôn hiện đang sở hữu hàng nghìn hiện vật như đồng hồ cổ, xe đạp cổ... đặc biệt, ông có bộ sưu tập hàng trăm nông cụ gắn bó với lao động sản xuất nông nghiệp, nông thôn xưa.
Một người sưu tầm đồ cổ, đồ cũ cũng được nhiều người biết đến là ông Lương Thế Tập ở phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa). Đến nay, ông Tập đang có trong tay bộ sưu tập đồ cổ, đồ cũ khá đồ sộ với nhiều hiện vật khác nhau. Ông đặc biệt hứng thú với những món đồ liên quan đến thời bao cấp như các loại tem phiếu, đồ dùng, dụng cụ sản xuất...
Để có được bộ sưu tập này, ông Tập đã bỏ ra khá nhiều công sức. Khi nghe ở đâu có câu lạc bộ cổ ngoạn, giao lưu đồ xưa, cũ là ông lại tìm đến. Những buổi giao lưu không chỉ giúp ông được chiêm ngưỡng mà còn phục vụ cho việc nghiên cứu và bổ sung vào bộ sưu tập. Ông cũng chính là chủ nhân của căn nhà cổ hơn 200 tuổi tại làng cổ Đông Sơn (TP Thanh Hóa). Căn nhà đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ cấp tỉnh.
Có thể kể đến một số nhà sưu tầm đồ cổ có tiếng khác ở Thanh Hóa như anh Nguyễn Hải Hưng, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) với hơn 50.000 cổ vật và 5 ngôi nhà cổ. Anh đã xây dựng khu bảo tàng trưng bày đồ cổ nhằm phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm hay anh Phạm Hồng Chiến (TP Thanh Hóa) với bộ sưu tập đài, nhất là đài cassette. Hiện anh Chiến đang sở hữu khoảng 100 chiếc đài cổ, đài cũ...
Đã đam mê thì không giới hạn về tuổi tác. Vậy nên, không chỉ người lớn tuổi mà ngày càng nhiều người trẻ cũng tìm đến thú chơi đồ cổ, đồ cũ... Và không chỉ dừng ở đam mê, họ còn hướng đến cộng đồng với những không gian của hoài niệm là “bảo tàng mini” hay những quán cà phê, trà đạo mà bên trong đó không thể thiếu sự bày trí của những hiện vật đồ cổ, đồ cũ... Đó cũng là cách để lưu giữ dấu xưa.
Bài và ảnh: Phan Thị
{name} - {time}
-
2025-02-22 09:46:00
Dạy học hai buổi mỗi ngày: Làm thế nào để không vi phạm Thông tư 29?
-
2025-02-22 09:33:00
Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua
-
2025-02-14 10:54:00
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay
Muôn nẻo đường đi (Bài 1): Hành trình về phương Nam
Dự báo thời tiết 14/2: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc rét hơn; miền Nam mưa trái mùa
Bản tin Tài chính 14/2: Giá vàng vọt tăng, bất ngờ mức chênh lệch với thế giới
Hành khách mua vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến hết ngày 4/5/2025
Bí quyết giữ nhà cửa khô ráo khi trời nồm ẩm
Chuyên gia cảnh báo không tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Từ ngày 15/2, Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn đường sắt
Bản tin Tài chính 13/2: Vàng giảm “sốc”, lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 ngày, nên mua hay bán?
Dự báo thời tiết 13/2: Đêm nay không khí lạnh tràn về, Bắc bộ mưa rét kéo dài