(vhds.baothanhhoa.vn) - “Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi... Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn”. Vì thế, khi hình dung về người “khéo ăn nói”, đừng vội cười khẩy. “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” của tác giả Trác Nhã (Nguyễn Phương Thảo dịch, NXB Văn học, 2020) đề cập đến vừa là hoạt động thường ngày vừa là nghệ thuật sống, giao tiếp. Tin chắc rằng, trong cuộc đời một con người... không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp.

“Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” - Đừng vội cười khẩy!

“Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi... Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn”. Vì thế, khi hình dung về người “khéo ăn nói”, đừng vội cười khẩy. “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” của tác giả Trác Nhã (Nguyễn Phương Thảo dịch, NXB Văn học, 2020) đề cập đến vừa là hoạt động thường ngày vừa là nghệ thuật sống, giao tiếp. Tin chắc rằng, trong cuộc đời một con người... không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp.

Không phải ngẫu nhiên, cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” với dung lượng gần 500 trang, kết cấu gồm 3 phần, 20 chương lại thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả như vậy.

Điều đầu tiên, cuốn sách đã đề cập đến một vấn đề sơ khai nhất nhưng lại chưa bao giờ là cũ. Tự xưa, người Trung Quốc đã có câu: “Nhất ngôn dĩ hưng bang, nhất ngôn dĩ diệt quốc” (Một câu nói có thể mang lại sự thịnh vượng cho đất nước, nhưng một câu nói cũng có thể mang họa diệt quốc”.

Ở Việt Nam, việc ăn nói trở thành những bài học giản dị mà sâu sắc được ông cha truyền đạt, răn dạy cho các thế hệ cháu con qua nhiều câu ca dao, tục ngữ hay như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”; “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”...

“Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” - Đừng vội cười khẩy!

Cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” của tác giả Trác Nhã (Nguyễn Phương Thảo dịch, NXB Văn học, 2020)

Trong xã hội hiện đại - thời đại của bùng nổ thông tin, sự giao tiếp và hợp tác giữa con người ngày càng trở nên quan trọng, trong đó khả năng giao tiếp của mỗi người có ý nghĩa quan trọng. Nói chuyện là một kĩ năng, cũng là một nghệ thuật, là tổng hòa của nhiều bộ môn khoa học: tâm lý học, ngôn ngữ học, xã hội học... Tiếp cận từ góc độ này, tác giả cuốn sách đã bỏ ra nhiều tâm tư, công sức, trí tuệ cùng những trải nghiệm cá nhân nhằm đưa ra một nghiên cứu tổng quát, thuyết phục nhất về vai trò, ý nghĩa của việc “khéo ăn nói” từ lý thuyết đến thực tiễn.

Khoa học và cuộc sống đồng hiện, lồng ghép khéo léo, sinh động bổ trợ, minh họa cho nhau để làm nổi bật vấn đề, đó là một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách. Không giảng giải đạo lý phức tạp, không giáo điều, “lên mặt”, cuốn sách đi vào các vấn đề cụ thể, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ đó tổng hợp, khái quát thành các hiện tượng và đề xuất các giải pháp. Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau, việc khác nhau nhưng đọc cuốn sách, mỗi người dường như sẽ tự chiêm nghiệm, đúc kết kinh nghiệm, gói ghém bí quyết cho chính mình.

Nếu ở phần I (Dám nói chuyện - Nắm vững kĩ năng giao tiếp) được trình bày xuyên suốt 6 chương như “đại cương” về giao tiếp cơ bản, thì phần II (Kĩ năng giao tiếp với mỗi hoàn cảnh và đối tượng khác nhau) hướng đến từng hoàn cảnh, sự việc cụ thể: Kĩ năng phỏng vấn xin việc, Cách giao tiếp với lãnh đạo để giành cơ hội phát triển nghề nghiệp; Khéo ăn nói trong nghệ thuật bán hàng, ở chốn công sở đầy thị phi; rèn luyện tài đàm phán, kĩ năng diễn thuyết sinh động; những lời nói ngọt ngào trong tình yêu...

Bước sang phần 3 - Nói năng khéo léo trong những tình huống khó xử chính là phần học nâng cao, đòi hỏi cả kinh nghiệm, kĩ năng và một chút tư chất vốn có. Mấy ai đủ khéo léo để nói lời từ chối mà không làm mất lòng người khác? Nhờ người khác giúp đỡ mình như thế nào? Thuyết phục người khác cũng là cả một nghệ thuật; khéo léo trong phê bình. Lời nói cũng có thể sưởi ấm trái tim đang lạnh giá...

Với nhiều người, trong những thời khắc, dấu mốc quan trọng như vậy, kiến thức tìm hiểu được trong cuốn sách chính là điểm tựa, “phao cứu sinh” giúp họ đạt được kì vọng, mục tiêu. Bởi vậy, nói không đơn thuần là nói, đó là khả năng và kĩ năng qua từng ngày sống, từng trải nghiệm sống. Để phát huy khả năng, biến những kỹ năng ấy thành lợi ích thì mỗi người phải không ngừng tích lũy, rèn luyện, tự hoàn thiện mình hơn.

Trong vấn đề giao tiếp, đúng như nhà hùng biện nổi tiếng, chuyên gia giáo dục Lí Yên Kiệt từng sâu sắc nhận định, có 2 điều quan trọng hơn tất thảy: Thứ nhất là nói chuyện phải chân thành. Chân thành chính là thứ ngôn ngữ hay nhất, nếu không chân thành thì cho dù nói nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kĩ năng và phương pháp giao tiếp đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Điều thứ hai là phải lắng nghe bằng trái tim. Chỉ có lắng nghe bằng trái tim thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những người không biết cách lắng nghe thì không phải là người biết cách nói chuyện. Người biết cách nói chuyện thì chắc chắn là người biết lắng nghe.

Nếu bạn đang cười khẩy hay còn hoài nghi, hãy nghiền ngẫm các ví dụ ở những tình huống cụ thể được trích dẫn trong cuốn sách để thấm thía hơn về nghệ thuật giao tiếp, về cái giá của sự chân thành và lắng nghe trong giao tiếp. Và kiểm chứng điều đó, ngay từ chính cuộc sống của bạn...

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]