“Khi hơi thở hóa thinh không” - hãy sống một cuộc đời trọn vẹn
"Khi hơi thở hóa thinh không” là cuốn tự truyện đầy cảm xúc của một bác sĩ mang tên Paul Kalanithi. Nói đúng hơn đây là một hành trình vừa khổ đau vừa hạnh phúc, vừa dũng cảm nhưng cũng thật trần trụi dưới lăng kính vừa là bác sĩ vừa là bệnh nhân của Paul khi biết tin mình bị ung thư phổi.
Các sự kiện trong cuốn sách đều dựa trên hồi ức của bác sĩ Kalanithi.
Sách được mở đầu với những dòng thơ đầy ẩn ý: “Sống là gì anh kiếm tìm cái chết/ Giờ nhận ra khi hơi thở hóa thinh không/ Tên mới không hay, tên cũ không còn/ Cho tới khi thời gian ngừng xác thể/ Độc giả dành thời gian khi còn có thể/ Bước chân nhẹ về cùng với cõi vô ưu”.
Đề tựa đầy chất thơ của Abraham Verghese về cuốn sách cũng đã mô tả cuộc gặp gỡ của ông với tác giả Paul Kalanithi. Đó là một buổi chiều đáng nhớ đầu năm 2014, lúc đó Paul Kalanithi có bài đăng trên tờ New York Times có tựa: “Tôi còn lại bao nhiêu thời gian”. Ngay lập tức bài đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả.
Paul Kalanithi lúc đó là một bác sĩ nội trú năm cuối về phẫu thuật thần kinh đang trong quá trình chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Hành trình của Paul cũng như nhiều bác sĩ khác mà chính họ đã mô tả: Trên cả niềm say mê, hơn cả sự thỏa mãn rèn luyện đôi tay chính là tình yêu và sự cảm thông đối với những người đang đau đớn, với những gì mà họ cam chịu. Đúng hơn là niềm tin mãnh liệt trong chiều kích đạo đức của công việc.
Và rồi tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã chạm tay vào cuốn sách này. Cuốn sách của Paul Kalanithi.
Sau khi sút tầm 10kg và bị chứng đau lưng hành hạ một thời gian, Paul Kalanithi đi khám và biết mình bị ung thư. Paul có một người vợ là bác sĩ nội khoa tên là Lucy. Phần 1 của sách là dòng ký ức miên man của Paul đã trở về những năm bắt đầu trở thành tân sinh viên trường y khoa khoa học thần kinh.
Paul là một người yêu sách, với ước mơ muốn lý giải cuộc sống theo cách riêng của mình, đó là: Điều gì khiến cuộc đời con có ý nghĩa, chính Paul cũng đặt ra một luận điểm rất đáng chú ý: Nếu một cuộc đời không được xem xét là không đáng sống vậy cuộc đời không đáng sống có đáng xem xét hay không?
“Bạn không thể nào ngừng cảm thấy sự tồn tại mong manh như hạt bụi của chính mình trước những bao la rộng lớn của núi non vũ trụ nhưng vẫn cảm nhận thấy đôi chân bằng xương bằng thịt xác nhận sự tồn tại của chính mình giữa những uy nghiêm”.
Luận văn của Paul cũng thật khác lạ, khi mà hàm lượng lịch sử tâm thần học, khoa học thần kinh và phê bình văn học là ngang nhau. Paul vẫn không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề mà anh đặt ra: Sinh học, triết học, đạo đức, văn học thì giao nhau ở đâu? Sau đó, Paul đã đến Yale để học y khoa.
Theo tâm sự của Paul thì trường y đã làm sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa ý nghĩa, cuộc đời và cái chết. Có một câu chuyện vô cùng cảm động mà Paul đã chứng kiến đó là bạn gái Paul, sau này là vợ anh - Lucy.
Lucy đã thận trọng suy xét một xấp giấy những đường uốn lượn tạo thành hình điện tâm đồ, sau đó xác định chính xác chứng rối loạn nhịp tim gây chết người và cô bật khóc.
Paul theo đuổi ngành y để được làm chứng nhân cho những bí ẩn song hành cùng cái chết, những biểu thị vừa mang tính kinh nghiệm và sinh học, vừa vô cùng cá nhân vừa tuyệt đối phi cá nhân.
Paul đã có những trải nghiệm đáng nhớ trong những năm tháng làm bác sĩ nội trú phẫu thuật thần kinh. Và chính năm tháng này, Paul cũng đã chứng kiến những người bệnh trực tiếp dưới tay mình chăm sóc và họ đã đột ngột ra đi dưới mắt mình.
“Đôi khi sức nặng của cái chết trở nên thật rõ ràng như sờ thấy được. Nó ở trong không khí căng thẳng và đau đớn. Đôi khi, bạn hít thở mà không nhận ra. Nó cũng giống như ngày nồm ẩm ướt, có sức nặng riêng đến ngạt thở. Đôi khi cảm thấy mắc kẹt ở trong một mùa hè ở chốn rừng hoang vô tận, người sũng mồ hôi, những cơn mưa nước mắt của các gia đình có người thân bỏ mạng đang ào ào rơi xuống”.
"Kỹ năng nâng lên thì trách nhiệm cũng nhiều hơn. Học được cách cân nhắc cuộc đời nào có thể cứu, cuộc đời nào có thể không, cuộc đời nào không nên làm như vậy đòi hỏi một khả năng tiên lượng phi phàm”.
Là một bác sĩ nội trú, lý tưởng cao nhất theo Paul đó là không phải là cứu lấy mạng sống bởi ai rồi cũng sẽ phải chết, mà là dẫn dắt người thân và gia đình họ có sự thấu hiểu về cái chết và bệnh tật.
“Một nồi súp bi kịch tốt nhất nên được chia phần ra bằng thìa”. Một cách nhân văn và thấu cảm, Paul đã làm những gì tốt nhất trong vai trò bác sĩ nội trú phẫu thuật thần kinh. Bạn biết không, ý nghĩa nguyên sơ của từ bệnh nhân (patient) là kiên nhẫn, ý chỉ những người cam chịu khó khăn mà không than vãn.
Kết thúc phần 1 của cuốn sách, Paul đã nói rằng: Bạn không bao giờ đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới.
Phần 2 của cuốn sách được mang tên “Không dừng cho tới chết” với một cảm hứng: Ai dạy con người cách chết sẽ đồng thời dạy họ cách sống.
Khi được chẩn đoán mang bệnh nan y trong người, Paul nhìn thế giới qua 2 lăng kính: Vai trò bác sĩ và bệnh nhân. Một phần kỳ quái của bệnh tật đó là khi phải trải qua nó, giá trị của bạn không ngừng thay đổi. Paul cảm giác như ai đó lấy đi thẻ tín dụng của mình và phải học chi tiêu sao cho hợp lý.
Paul đã mất tầm 1 năm sau đó, cũng đủ kịp để con của Paul và Lucy chào đời 8 tháng trước đó.
Việc cuối cùng mà Paul đã gắng sức hoàn thành đó là cố gắng viết xong cuốn sách mà bạn đang đọc trên tay này. Làm sao để sống một cuộc đời ý nghĩa?
Cuốn sách “Khi hơi thở hóa thinh không” chính là để khám phá ra điều cốt yếu, đó là sống một đời trọn vẹn tâm hồn mình, dù ngay cả đối mặt với cái chết! Hơn cả một bài thơ và áng văn chương ám gợi nhất, đây là cuốn sách đáng đọc, được truyền cảm hứng chân thực từ cuộc đời đáng sống của một bác sĩ mang tên Paul Kalanithi.
Nguyễn Hường
{name} - {time}
-
2024-11-24 10:50:00
Lai Châu mang đến miền Trung một sắc màu riêng để kết nối văn hóa, du lịch
-
2024-11-24 10:49:00
Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh
-
2024-02-20 13:16:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 20/2/2024
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 19/2/2024
Mỹ tục hội xuân miền núi xứ Thanh
Giữ gìn nét đẹp ngày xuân
“Tâm lý học tích cực” - Đón nhận cuộc sống bằng tinh thần sẵn sàng
Người say mê gìn giữ, truyền dạy chầu văn
Đầu năm đi lễ chùa
Bảo tồn lễ hội truyền thống trên địa bàn Như Xuân
Xem lễ hội bơi chải truyền thống đầu xuân
“Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”