(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện Như Xuân luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Những năm qua, cùng với tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện Như Xuân luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Huyện Như Xuân quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông phục vụ cho việc đi lại, giao thương hàng hóa vùng đồng bào DTTS.

Có dịp trở lại xã Thượng Ninh, đi trên những con đường bê tông rộng rãi, thấp thoáng bên những sườn đồi là những ngôi nhà cao tầng, chúng tôi cảm nhận được sự khởi sắc của vùng quê này. Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, bà Vi Thị Thanh (dân tộc Thái) thôn Tiến Thành, cho biết: Được sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp bà con trong xã có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Để nâng cao đời sống đồng bào DTTS, xã Thượng Ninh đã huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; hỗ trợ các gia đình thuộc diện hộ nghèo về con giống, khoa học - kỹ thuật; tạo mọi điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập... Vì vậy, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn xã được nâng lên rõ nét, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 10,3%; tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt hơn 80%...

Ông Quách Văn Khắc, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Ninh chia sẻ: Đồng bào DTTS chiếm khoảng 80% dân số toàn xã. Những năm qua, đồng bào DTTS đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái thực hiện các phong trào, cuộc vận động của địa phương; cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa... Nhờ đó, đồng bào các DTTS của xã luôn đoàn kết chung sức xây dựng quê hương, nỗ lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Nhiều hộ dân được vay vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.

Xác định việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua huyện Như Xuân đã tập trung triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khuyến khích người dân nỗ lực phát triển kinh tế; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS... Từ năm 2019 đến nay, huyện Như Xuân đã huy động hơn 715 tỷ đồng từ các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, qua đó đã tạo kiện thuận lợi để đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, nỗ lực vươn lên thoát nghèo...

Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào DTTS, diện mạo nông thôn của huyện Như Xuân có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,94%... Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực. Hiện nay, huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM, 54 thôn đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Đồng bào DTTS huyện Như Xuân phát triển nhiều nghề thủ công tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hoá – xã hội chuyển biến tích cực, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Đến nay, huyện Như Xuân có trên 95% đồng bào DTTS đã được tham gia BHYT; hệ thống trạm y tế các xã vùng đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 100%; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (16/16 xã theo tiêu chí cũ). Chất lượng giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ học sinh là đồng bào DTTS đến tuổi ra lớp ở các bậc tiểu học, THCS đạt 100%; 100% các xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác dạy nghề cho đồng bào dân tộc được quan tâm, hàng năm đã tổ chức dạy nghề cho hàng trăm lao động cho đồng bào DTTS. Chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS có nhiều chuyển biến tích cực từ cấp xã tới cấp huyện tăng về số lượng, chất lượng, có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính của huyện, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Huyện chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, cho biết: Huyện Như Xuân có 4 dân tộc chủ yếu Thái, Thổ, Mường và Kinh. Những năm qua, cấp uỷ chính quyền và đồng bào DTTS của huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS, huyện Như Xuân tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách... Qua đó, góp tạo động lực cho sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Như Xuân ngày càng phát triển.

Xuân Cường.


Xuân Cường.

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]