Không gian văn hóa giữa lòng thành phố
Mỗi tối thứ bảy, phố đi bộ Phan Chu Trinh và Quảng trường Lam Sơn lại trở thành điểm hẹn văn hóa - nghệ thuật sôi động bậc nhất thành phố Thanh Hóa. Không đơn thuần là nơi dạo chơi, tuyến phố còn là “sân khấu mở” tái hiện những giá trị truyền thống, gắn kết cộng đồng qua hàng loạt hoạt động dân gian, mỹ thuật độc đáo và đầy sáng tạo.
Nhảy sạp thu hút khá nhiều bạn nhỏ tham gia - Ảnh tư liệu
Bắt đầu từ ngày 12/5/2025 và kéo dài đến hết tháng 12/2025, vào mỗi tối thứ bảy từ 19h đến 22h, chuỗi hoạt động “Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao cộng đồng” do Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức sẽ chính thức diễn ra tại phố đi bộ Phan Chu Trinh và Quảng trường Lam Sơn. Nổi bật trong chuỗi hoạt động là khu vực trò chơi dân gian, nơi những ký ức tuổi thơ được đánh thức qua những trò như nhảy sạp, ô ăn quan, cà kheo, nhảy dây, cướp cờ, bịt mắt bắt dê. Không chỉ các em nhỏ thích thú, mà cả người lớn cũng hòa mình vào không khí sôi động. Những tiếng reo hò, tiếng cười vang lên khắp phố, tạo nên không gian vui tươi, gần gũi như một ngày hội truyền thống.
Người lớn và trẻ con hăng say tham gia kéo co – Ảnh tư liệu
Chị Minh Hiền (phường Đông Vệ) cho biết: “Hiện nay, nhiều trò chơi dân gian bị lãng quên do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính bảng. Việc đưa trò chơi dân gian truyền thống vào không gian phố đi bộ không chỉ góp phần bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa dân gian, mà còn tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em. Nhiều em nhỏ lần đầu được trải nghiệm các trò chơi như ô ăn quan, nhảy dây, nhảy sạp... đều tỏ ra hào hứng, vui thích, ngay cả tôi cũng được trở lại trò chơi tuổi thơ của mình. Tôi sẽ thông báo cho bạn bè của mình biết để các tuần sau có nhiều cháu được trải nghiệm”.
Song song với các trò chơi dân gian là chuỗi hoạt động mỹ thuật đường phố đầy sáng tạo và kết nối. Người dân và du khách được trực tiếp trải nghiệm các hoạt động như vẽ ký họa chân dung, in tranh khắc gỗ, nặn và vẽ gốm trải nghiệm, viết thư pháp, làm hoa giấy, nhân tượng.
Các bạn nhỏ say sưa nặn gốm - Ảnh Tư liệu
Bé Bảo Anh (9 tuổi) chăm chú say sưa không rời mắt khỏi đất nặn. Em khoe: “Con được các chị hướng dẫn nặn con vật hình con mèo. Tuần sau con sẽ đến nữa để nặn một con voi!”. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ được giảng viên ngành mỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật làm tranh Đông Hồ khắc gỗ.
Cháu Minh Đức (phường Đông Vệ) cho biết: "Cháu rất thích bức vẽ chân dung! Bức vẽ không chỉ giống mà còn thể hiện được thần thái riêng của cháu. Điều thú vị là chỉ trong vòng vài phút, bác họa sĩ đã phác họa được hình ảnh của cháu một cách tinh tế và đầy nghệ thuật”.
Giảng viên Trần Quang vẽ ký họa chân dung cho bạn nhỏ - Ảnh Tư liệu
Trong thời gian tới, các hoạt động cộng đồng với sự tham gia của Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa tại phố đi bộ Phan Chu Trinh và Quảng trường Lam Sơn hi vọng sẽ trở thành điểm đến văn hóa độc đáo giữa lòng TP Thanh Hóa. Không gian nơi đây không chỉ mang lại niềm vui, sự gắn kết cộng đồng mà còn góp phần gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa dân gian quý báu đến với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nguyễn Thị Thủy (CTV)
{name} - {time}
-
2025-05-19 14:14:00
Chiếu miễn phí ba bộ phim điện ảnh đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
2025-05-19 09:25:00
“Bài ca Hồ Chí Minh” vẫn vang mãi trong trái tim bạn bè thế giới
-
2025-05-19 08:50:00
Thiếu nhi với Bác Hồ: Những bài ca sống mãi cùng năm tháng
“Nhân dân luôn là trọng tâm trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Khi bạn trẻ lựa chọn nghệ thuật truyền thống
Về thăm quê Bác làng Sen
Những ký ức không quên về Bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn trên thế giới
“Nước non vạn dặm”: Bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới