(vhds.baothanhhoa.vn) - Thu hút nguồn vốn FDI là một trong những động lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng KT-XH. Tỉnh Thanh Hóa, nhờ có cách làm hay trong thu hút vốn FDI, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần khẳng định, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều cách làm hay nhằm thu hút nguồn vốn FDI

Thu hút nguồn vốn FDI là một trong những động lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng KT-XH. Tỉnh Thanh Hóa, nhờ có cách làm hay trong thu hút vốn FDI, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần khẳng định, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 132 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 14,13 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút FDI. Giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đã thu hút được 908 dự án đầu tư trực tiếp (53 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.404 tỷ đồng và 3.305 triệu USD; đứng trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thời gian qua, với cách tiếp cận các nhà đầu tư theo hướng chủ động, tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới và xây dựng nhiều cách làm sáng tạo. Đơn cử như các tài liệu giới thiệu tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu thu hút dự án với lĩnh vực cụ thể vào khu vực đang cần đã được dịch thành 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, gửi đến các tập đoàn, doanh nghiệp tiềm năng ở nhiều nước. Qua đó, nhiều nhà đầu tư đã có sự tương tác, liên lạc và cử đoàn công tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đồng thời, theo như nhận định của Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn & Các khu công nghiệp (CKCN) tỉnh Thanh Hóa, hình thức xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đã đầu tư hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây chính là hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tại chỗ. Khi những doanh nghiệp đã hoạt động được tạo điều kiện tốt nhất, sẽ tạo hiệu ứng và danh tiếng cho tỉnh về sự đồng hành với doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn.

Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.

Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt trong những năm gần đây, Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Trên thực tế, các dự án FDI đã giúp tỉnh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của Thanh Hóa, như: Lọc hóa dầu, nhiệt điện, xi măng. Hiện Thanh Hóa đang có thế và lực mới là cảng nước sâu Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân, hạ tầng giao thông đồng bộ. Khi các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào Thanh Hóa cũng được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi, cũng như thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.

Nhà máy sản xuất dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu ăn khu vực miền Bắc (thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn) là dự án liên doanh giữa Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam và Tập đoàn Musim Mas (Singapore) có vốn đầu tư trên 71,5 triệu USD; trong đó, Tập đoàn Musim Mas chiếm 70% nguồn vốn đã cho ra 3 dòng sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam là dầu đậu nành Tiara, dầu thực vật Tiara và dầu thực vật Livvy. Nhà máy có công suất 1.500 tấn/ngày và là nhà máy sản xuất dầu ăn lớn nhất Việt Nam. Nhà máy cũng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Đại diện nhà máy cho biết: “Chúng tôi chọn Nghi Sơn làm điểm đầu tư bởi nhận thấy đây có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, đặc biệt là hạ tầng tương đối đồng bộ với cảng nước sâu Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân thuận lợi cho vận chuyển, giao thương. Khi đầu tư dự án vào khu vực này, công ty chúng tôi được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu, miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày vận hành và các chính sách ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỉnh Thanh Hóa cũng như BQL KKT Nghi Sơn & CKCN tạo điệu kiện thuận lợi, đồng hành cùng với chúng tôi trong quá trình xây dựng nhà máy cũng như vận hành đi vào hoạt động”.

Trong thời gian tới, khi nền kinh tế thế giới khôi phục, quay lại hoạt động thì đây chính là cơ hội của Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong việc đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Xác định được nhiệm vụ đó, tỉnh và các cơ quan chức năng đã và đang tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB...), cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế (JCCI, JETRO, KOICA, KCCI,...) nhằm tăng cường nắm bắt thông tin, định hướng ưu tiên đầu tư để chuẩn bị các dự án mới, kế hoạch vận động, kêu gọi phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Đối với các doanh nghiệp đã đầu tư tại tỉnh, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, để biến thành kênh xúc tiến đầu tư tại chỗ hiệu quả. Triển khai các hoạt động gặp gỡ, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Phạm Đức Trí - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: “ Để có được kết quả nổi bật trong thu hút đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai, minh bạch. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, các cấp chính quyền luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo trong công tác xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa”.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]