(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày đầu tháng 6 tôi lại tìm về miền quê Nông Cống để tận hưởng món mắm cáy nức tiếng, không lẫn được.

Về Nông Cống thưởng thức món mắm cáy đậm đà

Những ngày đầu tháng 6 tôi lại tìm về miền quê Nông Cống để tận hưởng món mắm cáy nức tiếng, không lẫn được.

Về Nông Cống thưởng thức món mắm cáy đậm đà

Từ mờ sáng, người dân đã len lỏi vào những ruộng cói để bắt cáy.

Khi trời còn nhá nhem tôi đã bị đánh thức bởi những tiếng sột sọt chuẩn bị đồ đoàn. Tôi bật dậy để không lỡ chuyến đi. Từ nhà ngoại để ra đồng cói dọc sông Yên mất chừng 30 phút.

Bà ngoại bảo quê mình trù phú là lúa nhưng nhiều năm trở lại đây nhờ được giá thị trường, cây cói cũng được chú trọng mở rộng, dọc theo chiều sông Yên. Những ngày tháng đầu 6 oi nóng khi đồng cói bước vào vụ thu hoạch, cáy (một loài sinh vật có hình thù giống với cua đồng) cũng được sản sinh nhiều. Các món ăn từ cáy cũng rất lành, giàu dinh dưỡng, có tác dụng thông kinh mạch, giải độc trong thức ăn, tốt cho xương…

Nhiều xã ở Nông Cống nằm dọc bờ sông Yên có loài cáy sinh sôi, phát triển nhiều như Trường Trung, Trường Giang, Tế Nông… Nhưng đồng cói làng Ngọc Lẫm (xã Trường Giang) là vùng có con cáy muối mắm ngon nhất. Ở vùng đất này với môi trường độ ẩm, độ mặn thích hợp, nước tiêu thoát thường xuyên phù hợp cho con cáy sinh trưởng..

Về Nông Cống thưởng thức món mắm cáy đậm đà

Cáy có thể chế biến nhiều món ăn, nước chấm giàu dinh dưỡng

Quê tôi thời điểm này mỗi ngày hộ ít thì cũng bắt được từ 7 đến 10 kg, hộ nhiều lên tới cả tạ. Cáy sau khi bắt, được nhập cho các đại lý hoặc thương lái đến tận ruộng thu mua. Chính vụ, mắm cáy đã chế biến có giá giao động trên dưới 100 nghìn đồng/lít. Thu nhập từ cáy có hộ, có hôm lên tới cả triệu đồng.

Sau những giờ đồng hồ vật lộn trên đồng cói, khi mặt trời chính ngọ, hai bà cháu trở về với thành quả là giỏ cáy đầy.

Cáy sau khi bắt về, bà bảo không nóng vội chế biến ngay mà phải làm từng bước. Trước tiên bỏ vào cái chậu rộng, để khoảng vài giờ đồng hồ cho cáy “chạy bộ” liện tục, nhả phân thì mới đem ra rửa sạch rồi chế biến.

Cáy sau khi rửa sạch, bóc yếm, bỏ hoi thì cho vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó pha trộn muối, thính cho vào vại, dùng vỉ đặt lên đậy kín, rồi đem phơi nắng chừng một tháng là mắm cáy chín.

Mắm cáy càng được nắng thì càng nhanh chín và thơm ngon. Khi mắm cáy chín thì lọc lấy nước có màu đỏ au, là thứ nước chấm tuyệt vời cho rau khoai, rau muống, hoặc thịt ba chỉ luộc…

Về Nông Cống thưởng thức món mắm cáy đậm đà

Mắm cáy được nhiều người dân ưa chuộng với hương vị khó quên

Ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, cho biết: Mắm cáy là đặc sản có ở nhiều địa phương như Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống… Song mỗi vùng quê lại có cách làm, chế biến và cho ra những hương vị mắm khác nhau.

Vài năm trở lại đây món ẩm thực dân dã này ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều hộ đã đứng ra thu mua, kinh doanh và chế biến thành phẩm để cung ứng ở nhiểu tỉnh, thành.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]