(vhds.baothanhhoa.vn) - Không phải chỉ đến hôm nay, tâm nguyện này của công chúng yêu văn hóa, văn học, nghệ thuật mới gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh vì từ lâu đã xuất hiện hàng loạt hiện tượng đáng báo động: Nào là “phê bình báo chí” lấn át “phê bình chuyên nghiệp”; nào là “phê bình lạc chuẩn, lệch chuyển”; nào là “phê bình cánh hẩu”; nào là “phê bình vùi dập”; nào là “phê bình liều mạng, văng mạng”, v.v và v.v…

Mong chờ tiếng nói của các nhà phê bình chuyên nghiệp

Không phải chỉ đến hôm nay, tâm nguyện này của công chúng yêu văn hóa, văn học, nghệ thuật mới gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh vì từ lâu đã xuất hiện hàng loạt hiện tượng đáng báo động: Nào là “phê bình báo chí” lấn át “phê bình chuyên nghiệp”; nào là “phê bình lạc chuẩn, lệch chuyển”; nào là “phê bình cánh hẩu”; nào là “phê bình vùi dập”; nào là “phê bình liều mạng, văng mạng”, v.v và v.v...

Mong chờ tiếng nói của các nhà phê bình chuyên nghiệp

Một số tác phẩm của nhà phê bình Chu Văn Sơn. Ảnh: Internet

Có thể kể ra rất nhiều các hiện tượng không bình thường, thậm chí là xót xa hoặc phẫn nộ khi đọc các bài phê bình đại loại như các biểu hiện nêu trên. Với GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nay đã bước sang thế hệ U90, ông vẫn canh cánh một câu hỏi: “Việc bàn luận xung quanh một tác phẩm để làm rõ mặt được và chưa được, bỗng trở nên rất hiếm, đó là nguyên cớ cho đời sống im ắng và tẻ nhạt của đời sống phê bình”. Đây là một suy nghĩ có trách nhiệm, nhưng làm sao để có “ngọn roi quất cho con ngựa phê bình lồng lên” như ý kiến cách đây hơn nửa thế kỷ, mà nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu lên?

Đã có không ít hội thảo, tọa đàm khoa học đề cập hiện tượng, nguyên nhân và nêu một số giải pháp cần thiết, cần làm. Nhưng ai làm và làm cách nào để tạo bước chuyển căn bản trong đời sống phê bình, nhất là khi kiểu “phê bình trên mạng”, “phê bình cánh hẩu”... đang rầm rộ lấn át phê bình chuyên nghiệp bởi những cây viết có chính kiến đúng, sai, rành rẽ? Soi vào thực trạng công tác phê bình vừa qua, ai cũng thừa nhận các hiện tượng lệch lạc như đang diễn ra và có đà phát triển rộng hơn, mạnh hơn, nhưng tôi cảm thấy có rất ít ý kiến, đề xuất và hành động mang tính đột phá. Vì sao vậy? Có rất nhiều lý do, trong đó có yếu tố quan trọng là đội ngũ phê bình chuyên nghiệp ngày càng ít đi, một số người vì chán chường đã bỏ sang nghề khác. Do số lượng ít ỏi, thì đương nhiên các bài phê bình theo tính chuyên nghiệp cũng giảm theo. Nhưng “chiều sâu” của thực trạng này không hoàn toàn là như vậy, mà chính là họ, khi cất tiếng nói công tâm về một tác phẩm, thì ngay lập tức bị “ném đá”, bị “khủng bố tinh thần”. Trước hiện tượng ấy, có ai lên tiếng đồng cảm, sẻ chia, bênh vực?

Suy cho cùng, lương tâm người cầm bút, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ chân chính hầu như đã bị chìm xuống trước tiếng nói tự xưng là “số đông”, tỏ ra coi thường và ngạo mạn, cùng nhau “đánh hội đồng”, bất chấp đúng sai, phải trái. Không ít chuyện làm chúng ta suy ngẫm, mà gần đây nhất là phim Đất rừng phương Nam gây tranh cãi ồn ào, nhưng điểm lại những ý kiến đánh giá khách quan, công tâm còn quá thưa thớt, vì vậy công chúng yêu văn học nghệ thuật mang tâm trạng “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” để rồi cuối cùng “chìm vào im lặng đáng sợ”, mặc ai hiểu thế nào cũng được!

Hội đồng lý luận, phê bình VHNT qua hơn 4 nhiệm kỳ hoạt động đã có nhiều cố gắng góp sức ngăn chặn các dạng phê bình tiêu cực nêu trên; tham gia, đồng hành và định hướng sáng tác thông qua các hình thức hội thảo, tọa đàm khoa học; thực hiện “cơ chế đặt hàng”; hằng năm xét trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình có chất lượng; phối hợp các cơ quan chức năng mở lớp đào tạo, bồi dưỡng các cây bút trẻ có triển vọng... Những hoạt động đó thật sự đã và đang tạo ra những “khoảng sáng” đáng ghi nhận, có tác dụng khơi gợi trách nhiệm và tình yêu công tác lý luận, phê bình, tạo được sự lan tỏa bước đầu, được dư luận hoan nghênh. Nhưng chỉ một con én đâu làm nên cả mùa xuân? Công chúng yêu văn hóa, văn nghệ đang trông chờ vực dậy một đội ngũ phê bình chuyên nghiệp, nhân văn, cách mạng - mà đó là trách nhiệm của cả đội ngũ văn nghệ sĩ, của các hội chuyên ngành trong khối văn hóa, văn học, nghệ thuật. Theo đó, là sự khẩn trương bổ sung một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, đột phá; một sự chuyển biến cách mạng trong nhận thức gắn với hành động thiết thực của các cơ quan quản lý, chỉ đạo...

Thiết nghĩ, chúng ta đang xây dựng Chiến lược chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần NQ Đại hội XIII của Đảng, nhất là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021 vừa qua. Mong rằng, trong hàng loạt công việc quan trọng đó, , những cơ quan có trọng trách không bỏ sót nhiệm vụ chấn hưng, phát triển công tác lý luận, phê bình. Không tạo ra bước chuyển đột phá trong lĩnh vực này thì “với thực trạng” lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa bắt kịp yêu cầu định hướng sáng tạo vẫn tồn tại cho đến những năm tiếp sau!

Hà Nội 13.12.2023

PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh


PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]