(vhds.baothanhhoa.vn) - “Thượng đế” không nhớ mua gì, đặt xong mất hứng không nhận hàng, đi du lịch không nhận được hàng, ghét người livestream bán hàng,… là những gì mà người giao hàng (shipper) thường xuyên nhận được từ các “thượng đế” đặt hàng cho vui.

Muôn kiểu “bùng” hàng online khiến người kinh doanh “khóc thét”

“Thượng đế” không nhớ mua gì, đặt xong mất hứng không nhận hàng, đi du lịch không nhận được hàng, ghét người livestream bán hàng,… là những gì mà người giao hàng (shipper) thường xuyên nhận được từ các “thượng đế” đặt hàng cho vui.

Thị trường mua - bán hàng trực tuyến (online) bắt đầu phát triển trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay vẫn chưa ngừng “hot”. Đặc biệt, vào các dịp siêu sale: 3/3, 4/4, 5/5,… hay 15 và 25 hàng tháng, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tung ra nhiều deal hời khiến “thượng đế” nghiện mua sắm hàng online không thể bỏ qua. Tuy nhiên, thời điểm này cũng là lúc cụm từ “bùng hàng”, “boom hàng” xuất hiện nhiều nhất.

Muôn kiểu “bùng” hàng online khiến người kinh doanh “khóc thét”Bão đơn” hay “bùng đơn” cũng đều khiến người bán đứng ngồi không yên. (Ảnh minh họa).

Thực tế, người mua có “nghìn lẻ một” lý do để từ chối nhận hàng mình đã lựa chọn và đặt trước đó. Có thể “chốt đơn” theo cảm xúc, sau đó đổi ý vì không thích nữa; đắn đo vì giá cả, lúc nhìn cảm thấy bắt mắt, không kìm nén được, sau đó lại đổi ý; đợi quá lâu, đến lúc hàng tới nơi không muốn nhận. Hoặc, cũng có người khi ấn nút đặt hàng đã xác định mình sẽ “bùng”, đặt hàng cho sang, cho vui để người khác nghĩ mình có điều kiện. Thậm chí, mua hàng của người bán hàng mình ghét để bùng cho hả dạ, chơi xấu nhau một cách có tổ chức, hội nhóm.

Muôn kiểu “bùng” hàng online khiến người kinh doanh “khóc thét”Không có tiền, đặt cho vui là một trong rất nhiều lý do “bom hàng”. Ảnh minh họa.

Với mong muốn mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất, một số thương hiệu, người kinh doanh chú trọng khâu chăm sóc khách hàng, đối với thực phẩm ăn uống: nếu hàng bị vỡ, hôi dầu, chất lượng không ngon,… sẽ được hoàn tiền. Lợi dụng điều đó một bộ phận người mua hàng sử dụng chiêu trò lừa người bán bằng cách báo sản phẩm lỗi, yêu cầu hoàn tiền nhưng khi gửi lại sản phẩm cho người bán thì sản phẩm chỉ còn “chiếc hộp rỗng”.

Mặt khác, mặt hàng thực phẩm (nước uống, thức ăn) cần phải vận chuyển hỏa tốc cũng không tránh khỏi tình trạng “bùng” hàng gây ảnh hưởng rất lớn, nhất là với shipper của các ứng dụng đặt thức ăn nhanh. Chính người giao hàng phải bỏ tiền túi để trả trước cho cửa hàng, sau đó mới thu lại từ người mua, nên khi khách hàng “lặn” mất tăm họ phải chịu mất trắng vài trăm đến vài triệu đồng.

Muôn kiểu “bùng” hàng online khiến người kinh doanh “khóc thét”Các app giao đồ ăn cũng không thoát được tình trạng “bùng” hàng. Ảnh chụp màn hình.

Vẫn biết mua, bán hàng online cả người mua và người bán đều không thể tránh khỏi rủi ro. Nhưng, dù lý do gì thì việc đặt hàng rồi “bùng” khi người giao hàng mang đến cũng đáng phê phán, không thể chấp nhận được. Chính vì chưa có chế tài bị xử phạt hay khởi kiện, có chăng thì sẽ bị các sàn TMĐT hay các nền tảng hạn chế một số dịch vụ nếu số lượt bùng đơn quá nhiều... khiến cho hiện tượng này vẫn xuất hiện với tần suất dày đặc. Điều đáng nói ở đây chính là văn hóa ứng xử giữa người mua và người bán. Người bán hàng, kinh doanh với sự tử tế, đạo đức, uy tín lên hàng đầu, người mua hàng với tâm thế văn minh, lịch sự thì có lẽ những trường hợp đáng tiếc trên đã không xảy ra.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]