(vhds.baothanhhoa.vn) - Mường Lát là huyện vùng cao biên giới phía Tây Thanh Hóa, trên độ cao 700m so với mực nước biển, có đường biên giới dài hơn 100km giáp 2 huyện Viêng Xay và Sốp Bâu tỉnh Hủa Phăn (Lào), cách TP Thanh Hóa 250km, giao thông đi lại rất khó khăn. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 810,65km2 với hơn 43.000 đồng bào thuộc 6 dân tộc: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh sống xen kẽ tại các bản làng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn.

Mường Lát: Phấn đấu năm 2024 xóa huyện trắng xã nông thôn mới

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới phía Tây Thanh Hóa, trên độ cao 700m so với mực nước biển, có đường biên giới dài hơn 100km giáp 2 huyện Viêng Xay và Sốp Bâu tỉnh Hủa Phăn (Lào), cách TP Thanh Hóa 250km, giao thông đi lại rất khó khăn. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 810,65km2 với hơn 43.000 đồng bào thuộc 6 dân tộc: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh sống xen kẽ tại các bản làng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn.

Mường Lát: Phấn đấu năm 2024 xóa huyện trắng xã nông thôn mớiLúa nếp Cay Nọi (Mường Lát) được khách hàng ưa chuộng.

Những năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, huyện Mường Lát đã chung sức nỗ lực vươn lên ngày càng phát triển. Đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế như: xây dựng gạo nếp Cay Nọi thành sản phẩm OCOP 3 sao 300ha ở xã Quang Chiểu với sự tham gia của 31 hộ gia đình, tạo việc làm, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Đồng thời phối hợp với một số doanh nghiệp trồng sắn, lá tre cho thu nhập cao ở xã Tam Chung.

Người dân nơi đây cho biết: Trước đây trồng sắn thu nhập không cao, bán rất khó khăn, nay bà con đã biết liên kết với doanh nghiệp, HTX bán cho nhà máy với giá cao nên đảm bảo thu nhập, cuộc sống gia đình ổn định, con cái được đầu tư học hành... Bên cạnh đó người dân còn tích cực tham gia xuất khẩu lao động. Nhiều xã số người đi xuất khẩu lao động lên tới 50 - 60 người/năm góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Thanh Hóa hiện có 13 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn NTM; nhiều xã, thôn đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, huyện Mường Lát dù có 4 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, nhưng chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Mường Lát vẫn là huyện chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao với gần 52%, trong đó hộ nghèo chiếm gần 37%, cận nghèo là 14,71%. Điều này đặt ra cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Mường Lát nhiều thách thức. Mường Lát đang phấn đấu năm 2024 huyện không còn tình trạng trắng xã NTM. Để đạt mục tiêu này, Mường Lát phải có quyết tâm cao, bên cạnh đó là các giải pháp phù hợp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là thu hút nguồn lực hỗ trợ cho huyện. Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ là cơ hội và điều kiện để Mường Lát xóa đói giảm nghèo bền vững, XDNTM.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]