(vhds.baothanhhoa.vn) - Chùa Báo Ân ban đầu có tên là “Lộc Sơn tự” sau đổi thành “Báo Ân tự”, ngày nay Nhân dân thường gọi là chùa Báo Ân, thuộc làng cổ Bồng Thượng (xã Vĩnh Hùng, hyện Vĩnh Lộc). Chùa nằm bên dòng sông Mã hùng vĩ gắn với đó là Lễ hội rước nước thu hút hàng nghìn người tham gia.

Ngôi chùa cổ bên dòng Mã giang còn lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa

Chùa Báo Ân ban đầu có tên là “Lộc Sơn tự” sau đổi thành “Báo Ân tự”, ngày nay Nhân dân thường gọi là chùa Báo Ân, thuộc làng cổ Bồng Thượng (xã Vĩnh Hùng, hyện Vĩnh Lộc). Chùa nằm bên dòng sông Mã hùng vĩ gắn với đó là Lễ hội rước nước thu hút hàng nghìn người tham gia.

Ngôi chùa cổ bên dòng Mã giang còn lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa

Chùa Báo Ân nằm bên bờ sông Mã tạo ra một không gian rất đặc biệt.

Ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Báo, phía trước có dòng sông Mã uốn lượn nên thơ cùng nhiều huyền tích, địa danh ngày nay vẫn được nhân dân nhắc truyền như vụng Quần Tiên, hòn đá Ngốc, đá Bàn, ghềnh Trùng Trục…

Theo tài liệu từ Phòng văn hóa huyện Vĩnh Lộc, chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Đến nay, chùa còn các hạng mục như: Cung Tam Bảo, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng Di Đà, tượng Tam Thế cỡ lớn, chuông đồng, bia và tháp Viên Quang…

Không chỉ là địa chỉ tâm linh của Nhân dân Bồng Thượng, ngôi chùa qua các thời kỳ còn mang sứ mệnh lịch sử riêng. Thời kỳ Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, chùa là nơi lui tới thường xuyên của các lãnh tụ và nghĩa quân Hùng Lĩnh dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân.

Thời kỳ trước cách mạng tháng 8-1945 là nơi liên lạc và ẩn náu của các chiến sĩ Cộng sản. Trong kháng chiến chống Pháp là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và cứu chữa thương, bệnh binh…

Ngày nay, ngoài là địa chỉ tâm linh của người dân Bồng Thượng, hàng năm vào các ngày 27- 28 tháng 2 âm lịch, tại đây lại thu hút cả nghìn người dân là con em xa quê, du khách thập phương về dự Lễ hội Rước nước cầu cho quốc thái dân an.

Lễ hội bắt đầu từ đêm 27-2, khi xóm làng lên đèn, tại chùa - phủ Báo Ân dọc bờ tả triền sông Mã cả nghìn người lại háo hức tham gia Lễ hội hoa đăng chào mừng Lễ hội Rước nước.

Bước sang ngày 28-2, người dân nô nức với lễ Rước nước trên sông Mã. Đoàn thuyền rồng gồm 5 chiếc, mỗi thuyền có từ 8 đến 10 tay chèo, chở lọng vàng, cờ quạt và 12 nữ giới mặc áo tứ thân, đầu đội mâm hoa quả, bình sứ hình quả bầu để đựng nước. Trên các thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Tổng số người trên 5 thuyền là khoảng 90 đến 100 người.

Ngôi chùa cổ bên dòng Mã giang còn lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa

Đoàn thuyền rồng trên sông Mã (ảnh tư liệu địa phương cung cấp)

Đoàn thuyền chèo ra giữa sông qua hòn đá Bàn, vượt hòn đá Ngốc rồi rẽ lái sang ngang mới đến được Đá Ông để rước nước Tiên trở về. Đến hòn Đá Ông, thì cắm nêu dừng thuyền, gạn đục, khơi trong rồi mới múc nước đổ vào bình. Nước này mang về thờ đến 12h đêm ngày 1-3 mới mang ra tắm cho Phật. Số còn lại dùng dần cho đến lễ hội sang năm.

Ngoài phần lễ, phần hội còn diễn ra nhiều trò diễn dân gian như nấu cơm thi, làm bánh chưng, bánh giầy, kéo co, đua thuyền…

Ông Hoàng Đình Nghị, nguyên Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng cho biết: Vĩnh Hùng được xem là vùng địa linh nhân kiệt, với 3 di tích cấp Quốc gia và 5 di tích cấp tỉnh. Báo Ân là ngôi chùa cổ được xếp hạng di tích cấp tỉnh gắn với tín ngưỡng của người dân làng Bồng Thượng, cũng là một trong những địa danh nằm trong chiến lược phát triển du lịch vùng phụ cận di sản thế giới Thành Nhà Hồ.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]