Người dùng Internet nói gì về Nghị định 168 và xử phạt vi phạm giao thông?
Nghị định 168 của Chính phủ đem đến hiệu ứng tức thời và sau gần 2 tháng đi vào cuộc sống đã có những con số thống kê trên diện rộng để minh chứng.
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Khảo sát do trình duyệt Cốc Cốc thực hiện với người dùng Internet trên toàn quốc đã hé lộ nhiều góc nhìn đáng chú ý.
Con số đưa ra từ khảo sát cho thấy 82% nam giới và 84-87% người từ 25 tuổi trở lên đã từng nghe về Nghị định 168. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin ở nhóm dưới 25 tuổi thấp hơn đáng kể, đặc biệt là dưới 18 tuổi (chỉ 39%).
Người dùng chủ yếu tiếp cận thông tin qua mạng xã hội (59%), báo chí và truyền hình (43%), 37% theo dõi thông báo chính thức từ cơ quan Nhà nước.
Đáng chú ý, nữ giới tiếp cận thông tin từ mạng xã hội và người thân nhiều hơn, trong khi nam giới có xu hướng cập nhật qua báo chí.
Khảo sát chỉ ra rằng 49% người khảo sát thừa nhận rằng mức phạt mới có tác động tích cực, giúp nâng cao ý thức người dân và cải thiện an toàn giao thông.
Ngoài ra, có đến 66% người dân mong muốn gửi ý kiến phản hồi về Nghị định 168. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 25-34 có nhu cầu cao nhất, chiếm 74%.
Phần lớn người dân lựa chọn các phương thức phản hồi trực tuyến. Trong đó, 32% muốn gửi ý kiến qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước trong khi 29% sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo để bày tỏ quan điểm. Báo chí và truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng, với 26% người tham gia khảo sát lựa chọn đây là kênh phản hồi phù hợp.
Ngược lại, hình thức phản hồi trực tiếp ít được lựa chọn. Chỉ 14% người được hỏi chọn liên hệ qua tổng đài đường dây nóng hoặc tham gia các buổi đối thoại với cơ quan chức năng.
Khảo sát của Cốc Cốc cũng cho hay 59% cho rằng tắc đường là rào cản lớn nhất khiến họ khó tuân thủ giao thông, trong khi 46% phản ánh tình trạng biển báo, vạch kẻ đường chưa rõ ràng.
Thay vì chỉ tập trung vào tăng mức phạt, người dân mong chờ các giải pháp đồng bộ. 69% đề xuất nâng cấp hạ tầng giao thông, hơn 50% ủng hộ việc cải thiện giao thông công cộng và ứng dụng công nghệ trong kiểm soát vi phạm, 5% cho rằng tăng mức phạt là biện pháp duy nhất hiệu quả./.
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2025-02-22 09:46:00
Dạy học hai buổi mỗi ngày: Làm thế nào để không vi phạm Thông tư 29?
-
2025-02-22 09:33:00
Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua
-
2025-02-19 14:00:00
Gần 160 cá nhân cạnh tranh giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Diện mạo nông thôn mới nâng cao ở Tế Thắng
“Chìa khóa” giảm nghèo
Bản tin Tài chính 19/2: Giá vàng tăng nóng, khoảng cách mua - bán thu hẹp
Dự báo thời tiết 19/2: Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời nồm ẩm
Vì Tổ quốc hiến dâng tuổi thanh xuân
Điều kiện về thu nhập để được hưởng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội
Đề xuất một số chính sách về y tế nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần
Cha mẹ sử dụng điện thoại càng nhiều, con cái càng có nguy cơ “sập bẫy” các nội dung người lớn
Điểm tên 5 “sát thủ ung thư” nguy hiểm nhất