(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau hơn một năm thực hiện Luật BHXH 2014, các chế độ chính sách BHXH, BHYT đã đảm bảo công bằng hơn giữa người tham gia và thụ hưởng. Đặc biệt, người lao động (NLĐ) tham gia BHXH có lợi nhiều hơn, đảm bảo hơn so với các hình thức tiết kiệm khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người lao động được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia BHXH

(VH&ĐS) Sau hơn một năm thực hiện Luật BHXH 2014, các chế độ chính sách BHXH, BHYT đã đảm bảo công bằng hơn giữa người tham gia và thụ hưởng. Đặc biệt, người lao động (NLĐ) tham gia BHXH có lợi nhiều hơn, đảm bảo hơn so với các hình thức tiết kiệm khác.

Chính sách BHXH được xác định là trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH), tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển KT - XH đất nước. Chính sách BHXH được thực hiện theo phương thức NLĐ có việc làm, khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ BHXH. Khi ốm đau sẽ được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí khám, chữa bệnh; được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không thể đi làm được; được nghỉ chăm con ốm; được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp dẫn đến suy giảm khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp. Khi NLĐ mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp; được giới thiệu việc làm hoặc hỗ trợ học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới.

Tiếp đến, chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí đã góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật BHXH, NLĐ tham gia đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động, thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, NLĐ khi hết tuổi lao động sẽ có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Bản chất của BHXH là “của để dành”, được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật, nhằm tạo cơ hội để NLĐ khi về hưu có thu nhập, đảm bảo được cuộc sống và giảm bớt gánh nặng ASXH. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, khi tuổi thọ ngày càng tăng, người già ngày càng đông, nếu không tự lo được cuộc sống cho mình từ tiền lương hưu, thì gánh nặng đó sẽ “đổ” vào gia đình, xã hội.

Theo quy định của Luật BHXH, NLĐ tham gia BHXH sẽ đóng 8%, người SDLĐ đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nhà nước bắt buộc người SDLĐ phải góp phần vào việc đảm bảo tương lai cho NLĐ khi hết tuổi lao động hoặc khi không may gặp phải những biến cố bất lợi. Và đây chính là lợi ích của cả NLĐ và người sử dụng LĐ.

Chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người dân.

Trong những năm qua, mức lương hưu đã nhiều lần được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Ngoài ra, khi NLĐ về hưu còn được cấp thẻ BHYT. Do đó, nếu không may ốm đau, người về hưu sẽ được quỹ BHYT thanh toán; thậm chí có trường hợp được quỹ thanh toán số tiền hàng tỷ đồng. Khi qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm NLĐ chết; thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng. Trường hợp có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, thì tối đa được 4 định suất, trong đó con nhỏ được hưởng cho đến khi trưởng thành, cha mẹ già được hưởng cho đến khi qua đời. Đặc biệt, trong lương hưu, chính sách BHYT cho người già mới là chính sách quan trọng, vì chi phí cho chăm sóc sức khoẻ người già lớn hơn rất nhiều so với chi phí ăn, ở, mặc và đi lại.

Theo tính toán của các chuyên gia, với những quy định về đóng, hưởng BHXH như hiện nay, một NLĐ tham gia BHXH thì số tiền tích lũy được (đã bao gồm cả tiền lãi) chỉ đủ để chi trả lương hưu cho chính người đó từ 8-10 năm. Như vậy, với kỳ vọng sống của những người sống sau độ tuổi 55 đối với nữ và 60 đối với nam hiện nay là khoảng 20 năm, thì rõ ràng quyền lợi mà NLĐ đang được hưởng là rất lớn.

Cũng là tiết kiệm, nhưng bản chất của đóng góp vào hệ thống BHXH rất nhân văn. Còn NLĐ gửi tiền tiết kiệm, thoạt nhìn có thể sinh lời hơn tham gia BHXH; song khi đồng tiền mất giá thì sẽ không được Nhà nước bù đắp… Như vậy, rõ ràng chúng ta không đem câu chuyện so sánh giữa việc gửi tiết kiệm với tham gia vào chính sách BHXH.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]