(vhds.baothanhhoa.vn) - Chúng tôi có dịp gặp anh vào những ngày đầu tháng 8, khi vùng mía Thọ Xuân đang được tưới táp bởi những cơn mưa chuyển mùa bất chợt xuất hiện. Anh là Nguyễn Thanh Đồng, kỹ sư công nghệ thực phẩm, trưởng ca sản xuất Nhà máy Đường II (Công ty CP Mía đường Lam Sơn) - người vừa được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023 với sáng kiến: “Thiết kế, lập dự toán thi công, lắp đặt, hướng dẫn vận hành hệ thống gia nhiệt hơi thứ có nhiệt độ thấp sử dụng cho các nồi nấu đường”.

Ấn tượng với những công trình khoa học của một kỹ sư vùng mía

Chúng tôi có dịp gặp anh vào những ngày đầu tháng 8, khi vùng mía Thọ Xuân đang được tưới táp bởi những cơn mưa chuyển mùa bất chợt xuất hiện. Anh là Nguyễn Thanh Đồng, kỹ sư công nghệ thực phẩm, trưởng ca sản xuất Nhà máy Đường II (Công ty CP Mía đường Lam Sơn) - người vừa được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023 với sáng kiến: “Thiết kế, lập dự toán thi công, lắp đặt, hướng dẫn vận hành hệ thống gia nhiệt hơi thứ có nhiệt độ thấp sử dụng cho các nồi nấu đường”.

Ấn tượng với những công trình khoa học của một kỹ sư vùng míaVới sự nỗ lực không ngừng nghỉ để cho ra đời những công trình khoa học ấn tượng, anh Nguyễn Thanh Đồng đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về anh Đồng là một người có dáng hình cao lớn với khuôn mặt tươi sáng đang say sưa làm việc bên bàn máy tính. Anh cho biết đã có 22 năm gắn bó với nhà máy và hiểu hơn ai hết những khó khăn, thách thức mà ngành mía đường đã và đang phải đối mặt do khó có thể cạnh tranh được với đường nhập lậu và nhập khẩu chính ngạch. Chính điều đó luôn thôi thúc anh phải tìm ra những giải pháp đáp ứng được yêu cầu công nghệ và thiết kế, xây dựng phương án sao cho tiết kiệm được nguồn năng lượng (nhiệt, hơi, điện...) để giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.

Sáng kiến “Thiết kế, lập dự toán thi công, lắp đặt, hướng dẫn vận hành hệ thống gia nhiệt hơi thứ có nhiệt độ thấp sử dụng cho các nồi nấu đường” ra đời cũng xuất phát từ động lực ấy. Với thực tiễn tham gia sản xuất, anh nhận thấy sự cấp thiết phải tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải môi trường. Vì vậy, anh đã tập trung nghiên cứu, thiết kế phương án sử dụng, tận dụng được nguồn hơi thứ có nhiệt độ thấp. Sáng kiến này của anh được hoàn thiện lắp đặt và đưa vào vận hành từ niên vụ 2019-2020 đến nay. Qua đánh giá cho thấy, hệ thống hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo được các chỉ tiêu theo yêu cầu công nghệ và đặc biệt đã giảm được mức tiêu hao hơi/tấn mía (từ 59,68% xuống còn 53,67% khi năng suất luyện đường đạt 80 - 85% đường từ mía), giúp làm lợi cho công ty tới 1,881 tỷ đồng/1 vụ ép.

Không chỉ có sáng kiến kể trên, anh Nguyễn Thanh Đồng còn có nhiều phương án cải tạo tiêu biểu trong thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công. Trong số đó phải kể đến phương án “Thiết kế, cải tạo hệ thống các bộ lọc gió cấp gió nóng, lạnh cho 2 máy sấy đường tinh luyện”. Với giải pháp này, anh đã khắc phục được tình trạng sản phẩm đường tinh luyện dễ bị nhiễm bẩn bởi chất lượng khí nóng cấp cho quá trình sấy không đảm bảo. Từ đó đã giúp cho chất lượng đường tinh luyện sau khi sấy luôn đáp ứng về chỉ tiêu tạp vật, góp phần đưa sản phẩm ngày càng vươn xa ra nhiều thị trường khó tính trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, đứng trước những thách thức về sự cạnh tranh giá thành sản phẩm, nhất là đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng mía cây nguyên liệu và sản lượng đường thành phẩm sản xuất ở trong nước, anh Nguyễn Thanh Đồng đã cùng với tập thể cán bộ, kỹ sư công ty nghiên cứu thực hiện đề tài “Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống Affination sản xuất đường Refined từ đường thô, đường vàng chất lượng thấp”. Đây là một dự án lớn và anh Đồng là người phụ trách thiết kế, lập dự toán thi công phần công nghệ cũng như kết nối hệ thống Affination mới với dây chuyền sản xuất hiện tại của nhà máy. Với dự án này thì mỗi năm, công ty có thể nhập khẩu đường thô từ 50.000 - 70.000 tấn để luyện cùng với quá trình sản xuất đường mía hoặc có thể thực hiện chế luyện ngoài vụ sản xuất chính.

Cũng qua trò chuyện, anh Nguyễn Thanh Đồng cho biết thêm: “Sau khi lắp đặt hoàn thiện, hệ thống đã được đưa vào vận hành ổn định ở vụ ép 2020-2021 đến nay. Tất cả các chỉ tiêu công nghệ đều đáp ứng được theo tính toán thiết kế. Năng suất Affination đạt trên công suất thiết kế giúp đưa doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng theo. Nhờ đó mà người lao động có thêm việc làm, không phải nghỉ ngoài vụ như trước đây”. Được biết, hiện công trình tập thể này đang làm lợi cho công ty khoảng hơn 14 tỷ đồng/vụ sản xuất. Vì vậy, tại Hội thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) do Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức, công trình cũng đã đạt giải nhất ở lĩnh vực vật liệu - hóa chất và năng lượng.

Cũng bởi bề dày thành tích đó mà anh Nguyễn Thanh Đồng đã vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp Bằng Lao động sáng tạo và trao tặng danh hiệu “Lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước” năm 2021. Mến phục tài năng của anh, chúng tôi chỉ có thể mượn lời của Giám đốc Nhà máy Đường II - anh Trịnh Việt Dũng để thay cho lời kết: “Là một kỹ sư đại học bách khoa nên quá trình nâng cấp nhà máy, anh Đồng luôn đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Bằng chứng là các công trình khoa học của anh luôn có sự đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể ứng dụng rộng rãi cả trong nước và quốc tế. Ở anh không chỉ có năng lực sáng tạo dồi dào mà còn có một tinh thần làm việc hăng say và trách nhiệm. Sự cống hiến ấy của anh thực sự đã truyền cảm hứng tích cực cho các công nhân, lao động trong nhà máy và góp phần xây dựng công ty trở thành một thương hiệu LASUCO lớn mạnh như bây giờ”.

Bài và ảnh: Mai Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]