(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau khi Chỉ thị 37 được ban hành, Huyện ủy, UBND huyện Nông Cống đã tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37 đến đội ngũ CBCC,VC và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; đưa công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao vào chương trình, kế hoạch hành động hàng năm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến trong đào tạo nhân lực tay nghề cao ở Nông Cống

Sau khi Chỉ thị 37 được ban hành, Huyện ủy, UBND huyện Nông Cống đã tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37 đến đội ngũ CBCC,VC và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; đưa công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao vào chương trình, kế hoạch hành động hàng năm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Đồng thời, quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao ý thức trách nhiệm, huy động sự tham gia tích cực, có hiệu quả của toàn xã hội đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Phấn đấu năm 2020, có khoảng 70% tỷ lệ lao động được đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 55%; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm 15-20% lao động được đào tạo, gồm đội ngũ công chức, lao động khoa học kỹ thuật, đội ngũ doanh nhân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế; xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp hiện đại.

Trước khi Chỉ thị 37 ra đời, theo số liệu từ trước năm 2013, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của huyện Nông Cống đạt 78,72%; tỷ lệ qua đào tạo chỉ đạt 12,29%. Thực tế, chất lượng lao động qua đào tạo cũng còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động trình độ sơ cấp.

Dạy nghề mây tre đan cho lao động nông thôn ở Nông Cống.

Sau Chỉ thị 37 cho đến nay, số cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã đã đào tạo về mặt chuyên môn, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học được nâng lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra hiện nay. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Nông Cống đã có những chuyển biến tích cực.Đối với ngành may mặc hiện nay trên địa bàn huyện có 20 đơn vị hoạt động (tăng 45% so với năm 2013), tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động (tăng 68% so với năm 2013). Đối với nghề - làng nghề truyền thống đã thu hút hơn 4.000 lao động; nghề TTCN mới du nhập với 2.495 lao động có việc làm ổn định, tăng 50% so với năm 2013.

Khẳng định, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 37 với sự tập trung chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ huyện đến xã đã tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho hàng nghìn lao động, nhiều người đã được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ tay nghề cao.

Có được những kết quả nói trên, trong 5 năm qua, UBND huyện Nông Cống thường xuyên chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện, các đơn vị tham gia dạy nghề chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành theo phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết và tăng thời lượng kỹ năng thực hành...

Đồng thời huyện luôn quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có trình độ cao. Bên cạnh đó, chủ động, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.

Ngoài ra còn tăng cường mở rộng mối quan hệ với các tỉnh, các trường cao đẳng, đại học chất lượng để tham quan, học tập nhằm nâng cao năng lực quản lý, giáo dục, đào tạo nghề. Ông Lê Đình Bốn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH Nông Cống cho biết: Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37, tỷ lệ lao động có tay nghề cao qua đào tạo của huyện Nông Cống được nâng lên và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng. Xã hội cũng như bản thân học sinh và người lao động có sự nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực đào tạo nghề và chủ động tìm kiếm việc làm. Các cơ sở đào tạo trong và ngoài huyện, các loại hình đào tạo và ngành nghề đào tạo ngày càng phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi, tăng khả năng tiếp cận và tham gia vào quá trình đào tạo của người lao động và của đội ngũ cán bộ công chức các cấp.

Tuy nhiên, cũng theo ông Bốn thì tỷ lệ lao động có tay nghề cao qua đào tạo tại Nông Cống còn thấp, tác phong lao động sản xuất chưa chuyên nghiệp, khả năng thích ứng và linh hoạt với thị trường chưa cao, chưa phù hợp với cơ chế mới. Trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, lao động sau đào tạo vẫn còn chưa có việc làm ổn định. Trong khi đó, một bộ phận lao động khu vực nông thôn chưa chịu khó học tập nâng cao tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao không đáp ứng vớimột số thị trường lao động.

“Để thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị 37, huyện Nông Cống tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời làm nổi bật được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phải xem đó là yếu tố quyết định nhất trong phát triển KT-XH, để từ đó biến thách thức về nhân lực hiện tại thành lợi thế trong tương lai...”, ông Bốn cho biết.

Hoàng Nhân


Hoàng Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]