(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong cuộc đời hoạt động của mình, Lê Tất Đắc không chỉ là người chiến sỹ cách mạng trung kiên, còn là một nhà thơ, nhà chính trị, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Lê Tất Đắc - người chiến sĩ cách mạng trung kiên

Trong cuộc đời hoạt động của mình, Lê Tất Đắc không chỉ là người chiến sỹ cách mạng trung kiên, còn là một nhà thơ, nhà chính trị, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Lê Tất Đắc - người chiến sĩ cách mạng trung kiên

Khu tưởng niệm Lê Tất Đắc ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Lê Tất Đắc (1906 - 2000) sinh ra tại xã Bút Sơn, tổng Bút Sơn, phủ Hoằng Hóa (nay là thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa). Với lòng yêu nước nồng nàn, từ năm 1925 ông đã tích cực tham gia các phong trào của học sinh chống lại chế độ thực dân, phong kiến. Năm 1928 ông tham gia Đảng Tân Việt cách mạng, năm 1929 chuyển sang Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ông là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng, được cử làm Bí thư Chi bộ ga Vinh, sau đó tham gia Xứ ủy Trung Kỳ và thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thanh Hóa (1-1931).

Lê Tất Đắc - người chiến sĩ cách mạng trung kiên

Giữa năm 1931, phong trào cách mạng Thanh Hóa bị địch khủng bố ác liệt, ông bị bắt và giam ở các nhà lao Vinh, Thanh Hóa, Quảng Nam, sau đó bị đày đi Lao Bảo, Buôn Mê Thuật.

Tháng 8-1939, ông trở về Thanh Hóa hoạt động, tích cực xây dựng cơ sở cách mạng, năm 1941 ông bị đế quốc bắt lại, giam tại nhà giam Buôn Mê Thuật.

Từ tháng 2-1942 đến tháng 1-1944, ông cùng một số chiến sĩ cách mạng khác tổ chức vượt ngục, về Thanh Hóa bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng, xây dựng Đảng bộ rồi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Từ tháng 2-1944 đến tháng 4-1944 ông được Trung ương điều ra Hà Nội tham gia thành lập Thành ủy Hà Nội. Đến tháng 5-1944 một lần nữa Lê Tất Đắc lại bị địch bắt và kết án tù chung thân, giam tại nhà tù Hỏa Lò. Tháng 3-1945, ông vượt nhà giam trở về Thanh Hóa tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, là người đã góp phần quan trọng vào sự thành công của cuộc Cách mạng tháng 8-1945 tại Thanh Hóa.

Lê Tất Đắc - người chiến sĩ cách mạng trung kiên

Ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá, huyện Thiệu Hóa (nay thuộc xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa), quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh bầu đồng chí Lê Tất Đắc làm trưởng ban, đồng thời thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ tịch.

Năm 1946, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1, tại tỉnh Thanh Hóa, tháng 7 -1946 ông về công tác tại Bộ Quốc phòng, phụ trách Trường Chính trị viên Quân đội sau đó giữ chức Phó Cục trưởng Chính trị Cục (nay là Tổng cục Chính trị), Trưởng phòng tuyên truyền, kiêm Chủ nhiệm Báo “Vệ quốc quân” (tiền thân Báo Quân đội Nhân dân), Giám đốc Nhà xuất bản Vệ Quốc quân (tiền thân của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân)…

Từ tháng 8-1948 đến tháng 6-1951 ông cùng đồng chí Lê Văn Lương phụ trách trường Nguyễn Ái Quốc, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương, Uỷ viên Ban trù bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2. Từ tháng 7-1951 đến tháng 2-1953, ông được cử học trường Mác - Lênin tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Lê Tất Đắc - người chiến sĩ cách mạng trung kiên

Từ tháng 3-1953 đến tháng 7-1977, ông về công tác tại Bộ Nội vụ, lần lượt giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Vụ tổ chức cán bộ, Uỷ viên Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ viên Hội đồng khen thưởng Trung ương, Uỷ viên Bình dân học vụ Trung ương, Phó ban tiếp đón đồng bào, quân đội miền Nam tập kết, Thứ trưởng Bộ Nội vụ…

Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]