(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vốn là thửa đất do gia đình cụ Đỗ Công Nhu (SN 1921, thôn 4, xã Yên Phú, huyện Yên Định, là cán bộ tiền khởi nghĩa, có con là liệt sỹ Đỗ Công Hòa) khai hoang từ thời chống Pháp. Việc trồng trọt, thu hoa lợi trên mảnh đất từ bao đời nay của gia đình không hề có tranh chấp. Tuy nhiên, khi gia đình có nhu cầu được cấp quyền sử dụng đất thì “tá hỏa” thửa đất nhà mình lại thuộc quyền sở hữu UBND xã Yên Phú?!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lời khẩn cầu của một gia đình liệt sỹ

(VH&ĐS) Vốn là thửa đất do gia đình cụ Đỗ Công Nhu (SN 1921, thôn 4, xã Yên Phú, huyện Yên Định, là cán bộ tiền khởi nghĩa, có con là liệt sỹ Đỗ Công Hòa) khai hoang từ thời chống Pháp. Việc trồng trọt, thu hoa lợi trên mảnh đất từ bao đời nay của gia đình không hề có tranh chấp. Tuy nhiên, khi gia đình có nhu cầu được cấp quyền sử dụng đất thì “tá hỏa” thửa đất nhà mình lại thuộc quyền sở hữu UBND xã Yên Phú?!

Mặc dù đã bước sang tuổi 96, sức yếu, đi lại khó khăn, song cụ Đỗ Công Nhu vẫn cố gắng dẫn chúng tôi ra mảnh đất bao đời nay do chính tay cụ khai phá. Cụ nói: “Các đồng chí hỏi bất kỳ ai trong làng xã này về chủ sở hữu của mảnh đất, từ người già tới trẻ họ đều bảo đây là đất của gia đình ông Nhu. Đất do cha ông và sau này là tôi khai phá, trồng trọt bao đời nay vậy mà họ lại bảo là đất của xã! Thực tôi không cam lòng”.

Nói thêm về nguồn gốc đất, cụ Nhu cho biết: Vốn là mảnh đất ngày xưa gọi là Cồn Thánh, nay là thửa 81, tờ bản đồ số 8, bản đồ 2003 với tổng diện tích thực tế là 1.328m2. Là đất vườn trồng cây lâu năm, trước và sau Cách mạng Tháng 8/1945 đã thuộc quyền sử dụng của gia đình. Sau này mảnh đất được giao cho ông sử dụng từ năm 1943.

Cụ Đỗ Công Nhu bên thửa đất đang canh tác của gia đình.

Cụ Nhu cho biết thêm: "Cách mạng Tháng Tám thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, chính quyền địa phương và để góp phần mở mang sự nghiệp giáo dục của xã nhà, gia đình đã hiến phần lớn khu vườn (nay là khu vực thuộc Trường Tiểu học và Trường Mầm non xã Yên Phú) để xã xây dựng trường học. Trong khuôn viên trường học vẫn giữ lại nhiều cây bùi gốc to 2 - 3 người ôm, gia đình vẫn quản lý và thu hoạch hoa lợi từ những cây bùi này. Mãi đến những năm 1980, khi mở rộng trường thì địa phương mới đặt vấn đề với gia đình chặt tiếp những cây bùi này. Gia đình chỉ giữ lại một phần diện tích ở bìa thấp (trước đây là vườn luồng, và cây lâu năm, nay là đất trồng cây, vẫn còn một số cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, có một số cây 30-50 năm tuổi), gia đình tôi sử dụng canh tác từ đó đến nay, thường xuyên thu hoạch và trồng mới hoa màu".

"Hiện nay thửa đất gia đình đang sử dụng không hề có tranh chấp. Căn cứ Điều 101 Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, gia đình tôi xét thấy có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều lần nhưng vẫn chưa được chấp thuận" - cụ Nhu phân trần.

Lý do được UBND xã Yên Phú nêu ra, yêu cầu gia đình phải cung cấp được giấy tờ có liên quan chứng minh quyền sử dụng đất của gia đình. Do gia đình không còn giữ lại được giấy tờ gì và đã trình bày nhiều lần với xã mà vẫn không được giải quyết. Trái lại, UBND xã Yên Phú lại yêu cầu gia đình nếu muốn sử dụng tiếp mảnh đất thì phải làm hợp đồng nhận thầu. Gia đình thấy hoàn toàn vô lý.

“Sau nhiều lần yêu cầu không được thì xã lại trả lời gia đình là thửa đất trên thuộc đất quy hoạch đường giao thông? Rõ ràng việc trả lời quanh co với gia đình, liệu chính quyền UBND xã Yên Phú có cố tình gây khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất cho gia đình tôi” - cụ Nhu bức xúc.

Trao đổi với ông Đỗ Tiến Quế - Chủ tịch UBND xã Yên Phú, ông cho biết: “Mặc dù ai cũng biết là thửa đất do gia đình ông Nhu sử dụng nhưng khi trích xuất bản đồ qua các năm thì đều thể hiện đất do chính quyền xã quản lý. Bên cạnh đó, gia đình cũng không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh thửa đất thuộc gia đình nên không có cơ sở cấp quyền sử dụng đất”.

Để lời khẩn cầu của gia đình cụ Đỗ Công Nhu có câu trả lời xác đáng, UBND huyện Yên Định, các phòng, ban chức năng huyện cần sớm vào cuộc!

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]