(vhds.baothanhhoa.vn) - Ở một miền quê trung du, đêm đêm đứa bé ấy được nghe những bài hát ru dân gian à, ơi... mộc mạc, ngọt ngào tha thiết của người mẹ hòa vào âm thanh từ chiếc võng đay kẽo kẹt. Đứa con đã ngủ yên, tiếng ru của người mẹ vẫn mênh mang nhỏ dần và chìm vào đêm khuya trong ngôi nhà giữa làng quê bình yên. Cậu bé may mắn được lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào, những lời hát ru của mẹ thấm đẫm tâm hồn, đó là “nghệ nhân” Hoàng Huy Bình (sinh năm 1951), quê ở thôn Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung và hiện thường trú tại tiểu khu 4, thị trấn Hà Trung.

“Nghệ nhân” đam mê, nhiệt huyết với sân khấu không chuyên

Ở một miền quê trung du, đêm đêm đứa bé ấy được nghe những bài hát ru dân gian à, ơi... mộc mạc, ngọt ngào tha thiết của người mẹ hòa vào âm thanh từ chiếc võng đay kẽo kẹt. Đứa con đã ngủ yên, tiếng ru của người mẹ vẫn mênh mang nhỏ dần và chìm vào đêm khuya trong ngôi nhà giữa làng quê bình yên. Cậu bé may mắn được lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào, những lời hát ru của mẹ thấm đẫm tâm hồn, đó là “nghệ nhân” Hoàng Huy Bình (sinh năm 1951), quê ở thôn Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung và hiện thường trú tại tiểu khu 4, thị trấn Hà Trung.

“Nghệ nhân” đam mê, nhiệt huyết với sân khấu không chuyênMột tiết mục do tác giả Hoàng Huy Bình sáng tác và dàn dựng tham gia các hội diễn VNQC tỉnh Thanh Hóa đoạt giải.

Thời gian trôi, cậu vào học vỡ lòng, lên cấp một, cấp hai của trường làng. Ngôi nhà của cậu học sinh ấy trở thành địa điểm tập luyện đàn, hát thường xuyên của đội văn nghệ, xây dựng tiết mục biểu diễn phục vụ bà con trong làng, ngoài xã. Nhiều đêm ánh đèn hắt ra từ cửa sổ tới khuya trong góc học tập, cậu học sinh nhỏ bị thu hút bởi âm thanh rộn rã, giai điệu khoan nhặt, bổng trầm từ các cây đàn nhị, hồ, trống, phách, tiếng sáo réo rắt hòa quyện ca từ, vũ điệu dân ca, những làn điệu chèo trữ tình tha thiết đong đầy cảm xúc đã “quyến rũ” “hút hồn”, từ đó cậu đem lòng đam mê yêu thích nó.

Học xong cấp ba trường huyện, chàng thanh niên xung phong vào bộ đội. Tuy không tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nào về nghệ thuật dân ca, kịch hát truyền thống... nhưng với tâm hồn lãng mạn bay bổng từ nhỏ, tình yêu nghệ thuật đã chắp cánh đưa anh đến với các làn điệu dân ca và sân khấu chèo. Anh luôn theo sát chương trình hát dân ca và nhạc cổ truyền hàng tuần trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam “nuốt lấy từng ca từ, giai điệu”. Và tự bao giờ anh đã trở thành “nghệ nhân” không chuyên.

Tâm sự “nghề tay trái” của mình, ông Bình nhớ lại: Từ 1965, tôi đã viết nhiều tiểu phẩm, kịch ngắn ở các thể loại chèo, dân ca, kịch nói... với mục đích giáo dục chính trị tư tưởng, bồi đắp tâm hồn, tình cảm con người, đồng thời đấu tranh phê phán lên án những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, tiêu cực tham nhũng, loại bỏ cái ác ra khỏi đời sống xã hội.

Khi phụ trách khối văn xã UBND huyện, mặc dù công việc cơ quan khá bận rộn nhưng “nghề tay trái” vẫn luôn đánh thức đam mê, thôi thúc ông sáng tác. Ông tâm sự: Từ mạch nguồn khát vọng cao cả ấy, trong suốt nhiều thập niên qua, tôi tự sáng tác, dàn dựng khá nhiều chương trình, tiết mục bao gồm các thể loại tiểu phẩm, kịch ngắn, hoạt cảnh chèo, dân ca... cho đội văn nghệ các xã, cơ quan, đơn vị, nhất là các xã Hà Tân, Hà Lĩnh, CLB dân ca và chèo của huyện, tham gia hội diễn, hội thi từ cơ sở lên huyện và toàn tỉnh đoạt nhiều giải thưởng cao. Để có được những kịch bản, chương trình, tiết mục văn nghệ mang tính triết lý, giáo dục tư tưởng chính trị sâu sắc tôi đã lựa chọn phương pháp, thời gian làm việc hợp lý. Luôn bám sát sự kiện có tính thời sự kịp thời phản ánh hiện thực một cách đa dạng, phong phú, sinh động hàng ngày trong đời sống xã hội, ở địa phương, thông qua các hình thức sân khấu hóa để chuyển tải những thông điệp có giá trị ý nghĩa xã hội và nhân văn đến với đông đảo khán giả, được đông đảo công chúng phấn khởi yêu thích đón nhận.

Điểm lại vài nét nổi bật trong khối lượng sáng tác và dàn dựng khá “đồ sộ” từ khi “vào nghề”, ông nói: Sáng tác thể loại sân khấu chèo là sự đam mê, ưu thế của tôi. Đó là tiết mục: “Làm giàu từ đất” phản ánh vấn đề đổi mới cơ cấu sản xuất phải đúng Luật Đất đai. “Bình yên những chuyến đò ngang” với chủ đề về tham gia giao thông đường thủy phải đảm bảo an toàn đúng luật. “Đừng nên tham bát, bỏ mâm” vấn đề về bảo vệ rừng, đừng vì một cái tổ ong mà để xảy ra cháy rừng gây thiệt hại. “Ai dại, ai khôn” phê phán mánh lới làm ăn buôn bán, mua hóa đơn để trốn thuế. “Không phải việc của tôi” về vấn đề vi phạm pháp luật giao thông và đùn đẩy trách nhiệm của một số cán bộ. “Tự hào Tây Đô” ca ngợi Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. “Em ở đường Hai Mươi Quyết Thắng” nói về sự hy sinh anh dũng của những cô gái trẻ trên con đường Trường Sơn huyền thoại. “Gậy bà lại đập lưng ông” phản ánh tình trạng không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại các quán ăn. “Giữ cho mãi mãi màu xanh của rừng” đề cập vai trò trách nhiệm bảo vệ cây xanh - “lá phổi xanh” đối với cuộc sống. “Đã có chúng tôi chia sẻ” nêu thực trạng khó khăn trong việc nuôi con ăn học, hội chữ thập đỏ đã giúp họ vượt qua. “Đừng bỏ ai lại phía sau” là những hoàn cảnh tưởng như vô vọng nhưng được các tổ chức, xóm làng giúp đỡ vượt qua. “Sạch làng tốt ruộng” phản ánh thực trạng về phát triển chăn nuôi chưa gắn với bảo vệ môi trường và cách khắc phục để sạch làng tốt ruộng. “Tò vò nuôi con tu hú” phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ của một ít cán bộ vi phạm đạo đức, phẩm chất và lòng vị tha của người phụ nữ.

“Nghệ nhân” đam mê, nhiệt huyết với sân khấu không chuyên“Nghệ nhân” Hoàng Huy Bình.

Về thể loại kịch, dân ca có các tiết mục: “Trồng rau phải biết thương người ăn” để nhắc nhở sản xuất phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. “Nuông chiều con quá, con hư” câu chuyện về những gia đình cán bộ, bố bận công việc thiếu quan tâm, mẹ sẵn tiền chiều con, khiến con trẻ sa vào tệ nạn ma túy. “Nguyễn Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảm” đề cao hành động dũng cảm vì bạn quên mình của thiếu niên Nguyễn Bá Ngọc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. “Con thuyền dân số” phản ánh thực trạng mất cân bằng dân số nam nhiều, nữ ít, nguyên nhân, trách nhiệm ở ai. “Ai làm cho thần rừng nổi giận” về những thảm họa lũ quét, lở đất xảy ra nguyên nhân do người dân đốt rừng trồng lúa, vì chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng hay vì các dự án thủy điện vi phạm Luật Bảo vệ rừng. “Cái oản thiu” do tiếc tiền, không dám hủy thực phẩm qua ngày bị hỏng đã gây ngộ độc cho cháu của mình. Ở thể loại kịch nói có các tiết mục: “Một cửa nhưng phải liên thông” nêu lên thực trạng cải cách hành chính ở cơ sở, biện pháp tích cực để “một cửa” đạt hiệu quả tốt...

Với danh mục “đáng nể” số lượng kịch bản và tiết mục sân khấu dưới bàn tay của “nghệ nhân” không chuyên Hoàng Huy Bình tự sáng tác, dàn dựng đã “trình làng” tại các hội diễn, hội thi nghệ thuật không chuyên là những vấn đề nóng hổi, bức xúc của cuộc sống đặt ra. Sự kiện được mô tả phản ánh chân xác, trung thực, những cách lý giải hợp tình, hợp lý, cặn kẽ, thấu đáo chuyển tải bằng hình tượng nghệ thuật, giai điệu ca từ nhiều cung bậc cảm xúc, tạo hiệu ứng lan tỏa và được khán giả yêu thích đón nhận. Kết quả, thành tích gặt hái được đã chứng minh qua các lần hội diễn, hội thi từ cấp xã, cấp huyện và lên cấp tỉnh với 3 giải thưởng tập thể, 5 giải cá nhân, 7 giải tác giả sáng tác kịch bản, 3 giải đạo diễn dàn dựng...

Về với cuộc sống đời thường tuổi U70, ông Bình sống chan hòa giản dị gần gũi với bà con khu phố, mọi người đều dành tình cảm, trân quý nhân cách mẫu mực của ông. Các đội văn nghệ, CLB hát chèo cùng với diễn viên, nhạc công không chuyên đang hoạt động ở cơ sở vẫn luôn gửi gắm niềm tin, hy vọng vào người “nghệ nhân" tiếp tục gắn bó, nhiệt huyết với công việc của người “vác tù và” để “nhả tơ”, cần mẫn lao động sáng tạo nghệ thuật và cho ra đời những tác phẩm sân khấu có chất lượng hơn nữa.

Từng là sinh viên khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Vinh; rồi Chuyên khoa 1 Ngoại khoa - Học viện Quân y, từng có thời kỳ tham gia chiến tranh thuộc đại đội súng máy phòng không 12 ly 7, Trung đoàn Bộ binh 271B, Quân khu 4, chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Sau này làm ở Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương Campuchia; Trưởng khoa, Phó giám đốc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện và Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung. Đến nay sau 12 năm nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội, “nghệ nhân” không chuyên tài hoa Hoàng Huy Bình vẫn chỉ mãi một mong ước là giữ được làn điệu chèo truyền thống của đất chèo Hà Trung.

Bài và ảnh: Lê Như Cương (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]