(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong một lần đến thôn Phi Long, xã Cẩm Long (Cẩm Thủy) chúng tôi được gặp nghệ nhân Trần Thị Sách (54 tuổi) - người còn giữ nhiều kỹ thuật và bí quyết dệt, tạo hoa văn độc đáo trên trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường.

Nghệ nhân nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Trong một lần đến thôn Phi Long, xã Cẩm Long (Cẩm Thủy) chúng tôi được gặp nghệ nhân Trần Thị Sách (54 tuổi) - người còn giữ nhiều kỹ thuật và bí quyết dệt, tạo hoa văn độc đáo trên trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường.

Nghệ nhân nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Nghệ nhân Trần Thị Sách đang dạy nghề cho các học viên tại huyện Bá Thước.

Từ nhỏ bà Trần Thị Sách lớn lên trong lời ru và tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải của mẹ, khiến tình yêu dành cho nghề dệt thổ cẩm lớn dần theo năm tháng. 15 tuổi bà đã biết dệt thông thạo các loại vật dụng trong nhà như khăn, túi vải, chăn, gối. Bà Trần Thị Sách cho biết: Từ nhỏ, tôi luôn được mẹ căn dặn là con gái Mường phải biết dệt thổ cẩm. Vì vây, ngay từ nhỏ tôi đã được mẹ dạy cách xe chỉ, nhuộm màu, dệt những vật dụng nhỏ như túi vải, khăn, rồi đến những tấm chăn, tấm đệm, váy, áo. Để thành thục như ngày hôm nay, tôi đã phải học hỏi rất nhiều.

Lớn lên xây dựng gia đình, tuy cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng bà Sách vẫn nuôi dưỡng tình yêu với nghề dệt thổ cẩm. Năm 2001 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Cẩm Thủy (nay là Trung tâm GDNN-GDTX) đã ký hợp đồng lao động với bà Sách giảng dạy nghề dệt thổ cẩm.

Để có kỹ năng, nghiệp vụ đứng trên bục giảng, truyền nghề cho học viên, năm 2004 bà đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của cuộc sống, “khăn gói” về thành phố Thanh Hóa theo học hệ trung cấp của Trường Trung cấp thương mại Trung ương 5 (nay là Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương).

Nghệ nhân nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Nghệ nhân Trần Thị Sách (bên phải) hướng dẫn cách tạo dệt hoa văn cho chị em phụ nữ thôn Phi Long.

Sau khi có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, bà càng tự tin đứng trên bục giảng, mang “bí kíp” truyền dạy cho thế hệ trẻ. Theo bà, dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó khó nhất là công đoạn mắc cửi, lên khung, lắp ghép bộ phận của khung cửi cho đúng trình tự, cũng như kết hợp nhiều loại hoa văn trên cùng một tấm vải thổ cẩm khiến nhiều học viên nản trí, muốn bỏ cuộc. Nhưng bằng kinh nghiệm bản thân và tấm lòng yêu nghề, bà tận tình hướng dẫn giúp học viên vượt qua những khó khăn, từng bước thành thạo các công đoạn. Nhiều năm qua, bà đã giúp hơn 1.000 học viện trong và ngoài huyện dệt thành thaọ, trong đó nhiều học viên đã tự mở xưởng dệt thổ cẩm tạo việc làm, thu nhập và truyền nghề cho nhiều học viên khác.

Dưới tác động của cơ chế thị trường, giới trẻ không còn mặn mà với nghề dệt thổ cẩm khiến bà Sách hàng ngày trăn trở tìm cách gìn giữ, phát huy, truyền nghề.

Bà Sách tâm sự: “Mỗi khi có cơ hội tôi đều gắng sức mang hết những kinh nghiệm của mình truyền dạy nghề. Bên cạnh đó, tôi kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ con cháu hiểu được giá trị của văn hóa thổ cẩm và căn dặn học viên phải có trách nhiệm lưu giữ nét đẹp văn hóa của cha ông”.

Ông Cao Lục Bình, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Long cho biết: Bà Sách là người tâm huyết, tận tụy truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Những việc làm của bà luôn được cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Long và huyện Cẩm Thủy ghi nhận, biểu dương.

Chia tay với nghệ nhân Trần Thị Sách, chúng tôi tin rằng niềm đam mê cùng với tình yêu nghề dệt của những nghệ nhân như bà Sách sẽ góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mường nói riêng.

Xuân Anh


Xuân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]