(vhds.baothanhhoa.vn) - Được kỳ vọng tạo nên một khu dân cư mới có kiến trúc hiện đại, đồng bộ, có quỹ đất, nhà ở đa dạng, thu hút các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân sinh sống tại mặt bằng 1876 (P. Đông Hương, TP Thanh Hóa) luôn gặp khó khăn, trở ngại vì nguồn điện chập chờn, không ổn định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người dân “than trời” vì điện chập chờn

Được kỳ vọng tạo nên một khu dân cư mới có kiến trúc hiện đại, đồng bộ, có quỹ đất, nhà ở đa dạng, thu hút các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân sinh sống tại mặt bằng 1876 (P. Đông Hương, TP Thanh Hóa) luôn gặp khó khăn, trở ngại vì nguồn điện chập chờn, không ổn định.

Tháng 12/2010, UBND thành phố Thanh Hóa ra Quyết định về việc phê duyệt đầu tư xây dựng Công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư xã Đông Hương (nay là P. Đông Hương) tại mặt bằng quy hoạch 1876 ngày 28/10/2010; quản lý dự án là BQL dự án khu du lịch văn hóa Hàm Rồng và các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị TP Thanh Hóa; hình thức đầu tư xây dựng mới; đơn vị khảo sát, thiết lập dự án đầu tư: Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng miền Bắc. Tổng mức đầu tư trên 418 tỷ đồng; tổng diện tích trên 286.000 m2 (diện tích đất khu dân cư, nhà văn hóa, bãi đỗ xe, trường học, giao thông...).

Dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông, vỉa hè, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống cấp điện...

Tiếp đó, tháng 7/2014, UBND thành phố ra quyết định phê duyệt kết quả trúng quyền sử dụng đất của 17 lô đất, tại mặt bằng quy hoạch 1876 (P. Đông Hương, TP Thanh Hóa).

Thực tế, sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất, các hộ dân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời được Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng.

Nhiều hộ dân tại khu 4, mặt bằng 1876 thiếu điện sinh hoạt trong dịp nắng nóng.

Tuy vậy, sau hơn 4 năm từ khi trúng thầu, các hộ dân tại mặt bằng này luôn sống trong nỗi thấp thỏm, lo lắng về hệ thống hạ tầng giao thông, đường nước, đặc biệt là hệ thống điện chiếu sáng, điện sinh hoạt “chập chờn”, không ổn định.

Vài năm trước, tại mặt bằng 1876, những căn biệt thự hàng chục tỷ đồng xây dựng khang trang, hiện đại nhưng lại luôn trong tình trạng “khát” nước sinh hoạt. Người dân lúc đó sống trong tình cảnh “dở khóc, dở cười”, nước đi xin từng can, những gia đình đấu nối xin nước tại Bệnh viện Thanh Hà, thời gian cao điểm, nước yếu gây khó khăn cho sinh hoạt. Nhiều gia đình phải nghĩ đến việc dùng nước giếng khoan, khổ nỗi nước giếng toàn đá vôi, một số hộ dùng qua bể lắng lọc, nước vẫn có mùi...

Đã nhiều năm trôi qua, đến nay người dân phần nào yên tâm về nguồn nước đủ đảm bảo sinh hoạt, tuy nhiên họ lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ mới - điện lưới yếu, chập chờn.

Giữa trung tâm thành phố, người dân hết lao đao về nước sinh hoạt, nay lại khốn khổ vì điện. Câu chuyện tưởng đùa nhưng hóa thật đang xảy ra từng ngày tại các hộ dân sinh sống ở mặt bằng 1876 (P. Đông Hương).

Theo phản ánh, vào các đợt cao điểm, khi nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng, nguồn điện tại khu vực này thường xuyên trục trặc, điện chập chờn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Một hộ dân sống tại Khu 4, mặt bằng 1876 bức xúc, từ khi chuyển về đây sinh sống, hệ thống điện thường không ổn định, chập chờn, trong khi đó, đường giao thông tuy đã hoàn thiện, song cứ vào mùa mưa, đường sá lầy lội, ngập cục bộ, trời nắng bụi bặm.

Có những hộ phải tự đấu nối đường dây sang khu dân cư bên cạnh mới có điện để dùng, công tơ điện cũng phải tự lắp. Ngay cả bóng đèn cao áp, nhiều hộ đành bỏ tiền nối dây điện để lắp cho sáng...

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Minh Hải - Phó Giám đốc BQL dự án khu du lịch văn hóa Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), phân trần, người dân sinh sống tại mặt bằng 1876 cũng đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị. Đầu tiên phản ánh về đường giao thông, nước sinh hoạt. Riêng nguồn điện thiếu, yếu, người dân phản ánh là đúng.

Hiện tại khu tái định cư, khu biệt thự đều có điện, do đã lắp đặt 2 trạm biến áp, còn khu sau bệnh viện Thanh Hà, điện lưới chập chờn, yếu. Nhà thầu có cho lắp cột chiếu sáng, nhưng chưa lắp đặt trạm biến áp. Sắp tới, BQL tiếp tục đôn đốc, đốc thúc đơn vị thi công nhanh chóng hoàn thiện, cam kết thời gian tới sẽ hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới điện cho hộ dân.

Được biết, nhà thầu đã hoàn thành các hạng mục về các lộ tuyến đường dây 0,4KV lấy điện từ các tủ điện hạ thế các TBA để cấp điện cho khu dân cư, tái định cư, hoàn thiện hệ thống dây dẫn cáp ngầm 22KV, hệ thống chiếu sáng...

Theo Nghị định 02/2016 và Nghị định 11/2013 của Chính phủ, khi Nhà nước tổ chức bán đấu giá đất cho hộ gia đình, cá nhân tại các dự án “khu đô thị mới” phải đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác.

Thiết nghĩ, đề nghị chủ đầu tư, UBND thành phố Thanh Hóa quan tâm, sớm cung cấp điện lưới cho các hộ dân, để người dân không phải lo nơm nớp thiếu điện trong mùa nắng nóng.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]