(vhds.baothanhhoa.vn) - Trở về quê hương với thương tật 41%, thương binh Lê Xuân Thành, thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) với bản lĩnh bộ đội Cụ Hồ đã vươn lên chiến thắng đói nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương. Hiện nay, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông cho thu nhập trên 300 – 400 triệu đồng/ năm.

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Trở về quê hương với thương tật 41%, thương binh Lê Xuân Thành, thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) với bản lĩnh bộ đội Cụ Hồ đã vươn lên chiến thắng đói nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương. Hiện nay, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông cho thu nhập trên 300 – 400 triệu đồng/ năm.

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Nhờ được chăm sóc tốt, vườn bưởi da xanh của ông Lê Xuân Thành sai trĩu quả.

Bên bát nước chè xanh, thương binh Lê Xuân Thành, xã Ngọc Phụng cho biết: Năm 1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tình nguyện nhập ngũ và được biên chế là lính công binh. Đơn vị của ông chủ yếu mở đường 8, 13 và phục vụ chiến đấu ở Xiêng Khoảng của Lào.

Trong một lần đi gỡ bom mìn, ông bị thương và được đồng đội đưa về điều trị tại bệnh xá của đơn vị một thời gian, sau đó quay lại phục vụ chiến trường. Do vết thương chiến tranh cũng như sức khỏe bị giảm sút, tháng 11-1977, ông Thành xuất ngũ trở về địa phương với thương tật mất 41% sức lao động.

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Ông Lê Xuân Thành chăm sóc cho cây thanh long.

Trở về địa phương, thương binh Lê Xuân Thành lập gia đình, sau đó theo học lớp trung cấp kế toán. Tốt nghiệp ra trường, ông tham gia công tác xã hội tại địa phương. Dù ở cương vị nào, chủ nhiệm HTX, chủ tịch HĐND cho đến phó bí thư Đảng ủy xã, ông luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tập thể cán bộ và Nhân dân ghi nhận.

Năm 2010, sau 26 năm tham gia công tác xã hội, ông xin nghỉ chế độ trước tuổi do sức khỏe yếu. Lúc này ông suy ngẫm: Tại sao, vợ con làm lụng vất vả quanh năm mà đói, nghèo cứ luôn đeo bám? Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa của Nhà nước, được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, ông Thành vận động các hộ chuyển nhượng ruộng cho mình. Trên diện tích 6 sào ruộng khoán của gia đình, cộng với 1,2 mẫu mua lại của bà con trong thôn, ông cải tạo để trồng lúa, 60 gốc vải Thanh Hà, 60 gốc thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, 4 sào quất cảnh, 2 sào hoa cúc và đào ao thả cá.

Ông chia sẻ: Qua tìm hiểu, các loại cây ăn quả và cây cảnh được thị trường rất ưa chuộng, giá cả ổn định, tốn ít công chăm sóc, nhưng cho năng suất, chất lượng cao. Vì vậy, bình quân mỗi năm, trên diện tích canh tác gần 2 mẫu đất, gia đình thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng.

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Chăm sóc cây cảnh vừa là công việc vừa là thú vui hàng ngày của cựu chiến binh Lê Xuân Thành.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thành còn luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Ông có 4 người con, tất cả đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đã tách ra ở riêng, có cuộc sống tự lập và ổn định.

Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình giúp đỡ các hội viên trong thôn có hoàn cảnh khó khăn, như các cựu chiến binh (CCB) Hà Văn Xô, Hoàng Văn Ngọ... Những hội viên này, sau khi được ông Thành hướng dẫn kinh nghiệm trồng cây thanh long ruột đỏ, đã phát triển sản xuất, thoát khỏi hộ nghèo và trở thành hộ có kinh tế khá giả trong thôn.

Thương binh Lê Xuân Thành cũng tích cực tuyên truyền hội viên, Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và khu dân cư. Ghi nhận những đóng góp đó, nhiều năm liền ông Thành được Hội CCB xã Ngọc Phụng bầu là hội viên xuất sắc.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]