(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã góp phần hạn chế được sâu bệnh và cỏ dại, từ đó tăng năng suất cây trồng. Song, hiện nay việc đảm bảo an toàn lao động trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng quy định trên địa bàn Thanh Hóa vẫn chưa được các cơ sở kinh doanh và người sử dụng chú trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

(VH&ĐS) Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã góp phần hạn chế được sâu bệnh và cỏ dại, từ đó tăng năng suất cây trồng. Song, hiện nay việc đảm bảo an toàn lao động trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng quy định trên địa bàn Thanh Hóa vẫn chưa được các cơ sở kinh doanh và người sử dụng chú trọng.

Vi phạm tràn lan trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV

Có mặt tại cửa hàng bán thuốc BVTV của bà Phạm Thị Tuyết, thôn Tân Phú, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa) được chứng kiến các sản phẩm thuốc BVTV tại cửa hàng xếp lộn xộn, không theo chủng loại, kho chứa hàng không đúng quy định; không thực hiện bảo hộ lao động. Được biết, trong đợt thanh, kiểm tra các cơ sở bán thuốc BVTVnày đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vi phạm hành chính vì bán thuốc quá hạn sử dụng. Hay như cửa hàng bán thuốc BVTV của ông Trần Văn Thắng, xã Hoằng Phúc (Hoằng Hóa) mặc dù không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động kinh doanh mặt hàng này trong nhiều năm qua.

Qua khảo sát cho thấy tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV vẫn còn khá phổ biến. Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.473 cửa hàng bán lẻ thuốc BVTV nhưng có tới 749 cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Nhất là đối với các cơ sở kinh doanh “nửa mùa”, chỉ bày bán khi bước vào mùa vụ, đúng các đợt phòng trừ sâu bệnh tập trung nên các chủ hàng không quan tâm đến cơ sở vật chất, điều kiện cửa hàng. Bên cạnh đó,công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại một số địa phương còn đang bị xem nhẹ, buông lỏng, chưa thực sự vào cuộc cùng với cơ quan chức năng trong công tác quản lý. Được biết, để được Chi cục BVTV tỉnh cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, trước hết địa phương phải cấp giấy chứng nhận “Đảm bảo môi trường” cho các cơ sở kinh doanh này. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa vào cuộc, chưa kịp thời thẩm định. Từ đó, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Vương - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Mới đây, chúng tôi tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thuốc BVTV ở các địa phương như: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Đông Sơn... Qua kiểm tra cho thấy tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV vẫn còn phổ biến. Đây là mối lo ngại lớn đối với con người và môi trường. Khắc phục tình trạng này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chuyên ngành để xử lý dứt điểm những sai phạm. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người bán cũng như người sử dụng cũng góp phần quan trọng trong công tác quản lý, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV... Có như thế mới đảm bảo môi trường sinh thái và cuộc sống con người tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội.

Nông dân lạm dụng thuốc BVTV

Trong quá trình sản xuất người nông dân luôn “đối mặt” với các loại dịch hại, sâu bệnh phá hoại mùa màng nên việc sử dụng thuốc BVTV hầu như liên tục với mật độ và cường độ ngày càng tăng. Rất nhiều người không được hướng dẫn mà tự sử dụng thuốc theo thói quen và nhu cầu diệt sâu hại; tự pha tăng nồng độ gấp rưỡi, hoặc gấp đôi để diệt tận gốc sâu hại mà không biết dư lượng thuốc còn lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và người sử dụng nông sản. Khi sử dụng thuốc BVTV, người lao động cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ như áo chống thấm, kính bảo hộ, khẩu trang, mũ nón, găng tay, ủng... nhưng trên thực tế, đa số nông dân đều không tuân thủ đúng quy định. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc BVTV, bà con thường dùng tay không vặn nắp chai; khi phun không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng... Đặc biệt, đối với thuốc dạng hạt theo hướng dẫn sử dụng thì chỉ nên rải, nhưng nhiều nông dân lại đem ngâm cho ra nước rồi lấy nước đó phun nên rất độc hại, người nông dân tiếp xúc thuốc này nhiều sẽ dẫn tới ngộ độc cấp tính, có trường hợp bị ngất xỉu ngay tại ruộng. Hậu quả nhãn tiền nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần; bại liệt... Có gia đình sinh con bị dị tật, chữa trị mấy trăm triệu đồng cũng không khỏi.

Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn lao động trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV thì ngoài việc tăng cường thanh tra, kiểm tra của ngành chức năng, mỗi người dân, tiểu thương cũng cần trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình cùng cộng đồng.

Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]