(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo là một cái tên quen thuộc với người Thanh Hóa, đặc biệt là giới doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội (ông nhiều năm là Chủ tịch Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại TP Hà Nội trước đây), ông là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội nhiều khóa... Hiện nay, ông là Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến - Thanh Hóa nổi tiếng. Nhưng tại sao ông lại là thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, một hội quan trọng trong các tổ chức hội ở Việt Nam. Chính tôi lúc đầu mới quen ông Thảo cũng thắc mắc nhưng tế nhị, tôi không dám hỏi.

Những điều chưa biết về Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo

Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo là một cái tên quen thuộc với người Thanh Hóa, đặc biệt là giới doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội (ông nhiều năm là Chủ tịch Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại TP Hà Nội trước đây), ông là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội nhiều khóa... Hiện nay, ông là Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến - Thanh Hóa nổi tiếng. Nhưng tại sao ông lại là thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, một hội quan trọng trong các tổ chức hội ở Việt Nam. Chính tôi lúc đầu mới quen ông Thảo cũng thắc mắc nhưng tế nhị, tôi không dám hỏi.

Những điều chưa biết về Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân ThảoNhân kỷ niệm 30 năm thành lập Quỹ Vifotec, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao trực tiếp cho Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.

Cách đây 5 năm, một lần, có người hỏi tôi một câu: Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo học ngành khoa học tự nhiên, tại sao lại tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam nhỉ? Tôi thành thật nói: Tôi không rõ lắm. Nhưng người ngồi cạnh tôi chêm một câu: Chắc ông ta nhiều tiền, lại quảng giao, nên Hội Luật gia Việt Nam đưa vào để lấy chỗ đi lại. Câu ấy thật võ đoán. Nhưng khi tôi viết cuốn sách về Tiến sĩ, doanh nhân Lê Bích Thắng - phu nhân của Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo, có phần nghiên cứu về tiểu sử ông Lê Xuân Thảo, tôi mới vỡ lẽ ra, không chỉ là Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, ông còn là Ủy viên thường vụ Hội Luật gia Việt Nam nhiều năm. Ông đã làm bằng tiến sĩ về Luật Sở hữu trí tuệ.

Nếu viết về nữ Tiến sĩ Lê Bích Thắng, không thể không nhắc đến Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo. Cặp đôi này tuy hai mà một.

Tiến sĩ Lê Xuân Thảo sinh ngày 1-1-1951 tại thôn Đông Thành, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cụ nội Lê Xuân Thảo là ông Lê Xuân Tuyển (tức cụ Đội Tám) là chánh Đề Đốc thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở trận Ba Đình mà sau này được UBND tỉnh Thanh Hóa cho đặt biển “Di tích lịch sử và văn hóa” cấp tỉnh cho nhà cụ. Ông nội ông Thảo 2 lần đỗ tú tài Hán học và được phong là Hàn lâm thị tộc. Bố ông Lê Xuân Thảo, tức cụ Lê Xuân Lan, là người đạt thủ khoa vào Trường Quốc học Huế, học giỏi và sau này khi tốt nghiệp được bổ nhiệm về Trường Đức Thọ (Hà Tĩnh) dạy học. Cụ từng làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tổng Ngọc Chuế và sau này làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính huyện Hoằng Hóa.

Năm 1968, Lê Xuân Thảo được Nhà nước cử đi học tại Đại học Bách khoa Kharcop (Liên Xô cũ). Ông tốt nghiệp đại học loại ưu ngành chế tạo máy, về nước năm 1975, nhập ngũ và giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự). Năm 1987, Lê Xuân Thảo về công tác tại Cục sáng chế - Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Tại đây, ông đã được cử đi học lớp Quản lý Sở hữu trí tuệ cao cấp tại Viện quản lý cao cấp của Liên Xô (cũ) và được cấp bằng chứng chỉ cao cấp về Sở hữu trí tuệ. Những năm 1994-1996, ông đã nghiên cứu và bảo vệ xuất sắc bằng tiến sĩ về sở hữu trí tuệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 2005, ông đã tham gia tích cực trong việc xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ và cùng với Cục sáng chế, Sở hữu trí tuệ góp phần bảo vệ thành công phần sở hữu trí tuệ tại Quốc hội. Cũng năm 2005, để chuẩn bị cho Quốc hội thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Xuân Thảo đã viết và cho in cuốn sách: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Sau này cuốn sách đã trở thành cẩm nang cho các nghiên cứu sinh, sinh viên ngành sở hữu trí tuệ.

Lê Xuân Thảo đã tham gia các hội và hiệp hội liên quan đến luật: Hội Sở hữu trí tuệ; Ủy viên thường vụ, Hội Luật gia Việt Nam từ năm 1995. Từ năm 2000 cho đến năm 2022 là Ủy viên thường vụ, Đoàn Luật sư TP Hà Nội (1997) là Phó chủ nhiệm Đoàn, Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Ủy viên thường vụ Liên đoàn, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là Ủy viên Ban chấp hành, là thành viên Hiệp hội Sở hữu trí tuệ Mỹ (INTA), là thành viên Hiệp hội Sở hữu trí tuệ châu Âu (EFTA), là thành viên Hiệp hội Sở hữu công nghiệp châu Á (ASIANIP), là thành viên Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN.

Lê Xuân Thảo có nhiều đóng góp với Hội Luật gia Việt Nam. Hàng năm, ông đại diện cho Hội Luật gia Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn về hợp tác luật gia, thẩm phán với các nước trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Á Thái Bình Dương,... tích cực tham gia các hoạt động phong trào thi đua khen thưởng và được Chủ tịch Hội Luật gia tặng thưởng nhiều Bằng khen.

Đồng thời, ông cũng đại diện Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, hội, hiệp hội về sở hữu trí tuệ trên thế giới (Hiệp hội Nhãn hiệu hàng hóa quốc tế - INTA, Hiệp hội Cộng đồng nhãn hiệu châu Âu - ECTA, Hiệp hội Sáng chế châu Á - APAA, FICPI...) nhằm tuyên truyền pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tư vấn, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao công nghệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và các nước.

Đặc biệt, năm 2011, với tư cách luật sư, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Lê XuânThảo đã chủ trì minh oan cho tử tù Hàn Đức Long (quê xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang) bị giam 11 năm, đã 4 lần bị tuyên án tử hình. Sau 2 năm minh oan, ông Long đã được trở về đoàn tụ với gia đình. Đó là một kỳ tích của Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo và các đồng nghiệp.

Lê Xuân Thảo đã tham gia hướng dẫn nhiều học viên làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ về sở hữu trí tuệ, tham gia tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước... Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo còn là một trong những nhà đầu tư chính vào Khu du lịch Hải Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Với trí lực, tâm huyết, tình yêu tha thiết đối với quê hương, ý tưởng rất đỗi chân thành của gia đình Tiến sĩ Lê Xuân Thảo nhiều cơ sở hạ tầng du lịch đẹp, sang trọng và hiện đại được xây dựng đã biến vùng đất cát hoang sơ Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ở nơi “đầu sóng, ngọn gió” trở nên đẹp lãng mạn, quyến rũ lòng người. Lê Xuân Thảo còn là người sáng lập, tài trợ nguồn vốn cho Quỹ khuyến học Lê Xuân Lan, huyện Hoằng Hóa (quỹ khuyến học mang tên cố nhà giáo, nhà cách mạng Lê Xuân Lan). Đến nay, Quỹ khuyến học Lê Xuân Lan đã có tổng nguồn quỹ trên 20 tỷ đồng. Quỹ khuyến học Lê Xuân Lan góp phần khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, hỗ trợ học sinh nghèo, đặc biệt học sinh nghèo vượt khó, từ đó góp phần ươm mầm tài năng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên quê hương Hoằng Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Với những đóng góp lớn đó, Tiến sĩ Lê Xuân Thảo đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều huân, huy chương, bằng khen khác.

Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo hiện nay còn là Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Vifotec, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, năm 2022, ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp trao do đã có những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Là một tiến sĩ, luật sư, chuyên gia về sở hữu trí tuệ thì ông là thường vụ Hội Luật gia Việt Nam là quá xứng đáng. Có gì mà phải bàn. Và tôi hiểu thêm: Tiến sĩ, luật sư Lê Xuân Thảo là một con người thật đa tài!

Hà Nội, 23-8-2023

LÊ TUẤN LỘC



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]