(vhds.baothanhhoa.vn) - Xuất thân từ một viên quan chủ chiến, quê ở làng Trương Xá (nay là xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc), hưởng ứng chiếu Cần Vương, Phạm Bành đã treo ấn từ quan, về quê vận động sĩ phu, Nhân dân khởi nghĩa.

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Xuất thân từ một viên quan chủ chiến, quê ở làng Trương Xá (nay là xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc), hưởng ứng chiếu Cần Vương, Phạm Bành đã treo ấn từ quan, về quê vận động sĩ phu, Nhân dân khởi nghĩa.

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Phạm Bành là em trai của bảng nhãn Phạm Thanh. Ông đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864), làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, biết quan tâm đời sống Nhân dân.

Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp dùng vũ lực buộc triều đình Huế ký Hiệp định Harmand (1883) và Patenotre (1884), Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã đưa Vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng dời kinh thành Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Vua Hàm Nghi, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi kháng chiến…

Tại Thanh Hóa, hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều sĩ phu, nhà nho đã đứng ra tổ chức và lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Nhiều phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ, từ căn cứ khởi nghĩa của Lãnh Toại, Lãnh Phi, Phạm Bành cho đến các cuộc khởi nghĩa vùng núi của Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước… Trong đó, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn) với các lãnh tụ như Phạm Bành, Đinh Công Tráng…

Năm Bính Tuất (1886) ông và nghĩa quân tổ chức tế cờ tại nghè Lục Trúc (xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc), sau đó lập căn cứ vùng rừng núi thuộc huyện Vĩnh Lộc ngày na, tổ chức đánh địch và mở rộng hoạt động sang các vùng lân cận, đồng thời liên kết với các lực lượng kháng chiến của Hà Văn Mao, Nguyễn Khế, Lê Toại…

Giữa năm 1886, sau hội nghị Bồng Trung, ông cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác được cử phụ trách xây dựng căn cứ Ba Đình nằm bảo vệ cửa ngõ Miền Trung và làm bàn đạp kháng Pháp ở đồng bằng.

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Phần mộ cụ Phạm Bành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử tại xã Hòa Lộc, Hậu Lộc.

Căn cứ Ba Đình là một thành đất kiên cố, chu vi khoảng 4.000m nằm trong những rặng tre già bao quanh làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê. Trong đó có ba đồn lớn là đồn Trung ở Mậu Thịnh do Đinh Công Tráng trực tiếp chỉ huy, đồn Thượng ở Thượng Thọ do Hoàng Bật Đạt đóng, đồn Hạ tại Mỹ Khê do Phạm Bành trấn giữ.

Giai đoạn thực dân Pháp tấn công Ba Đình, mặc dù tuổi cao, ông vẫn luôn có mặt tại trận địa, động viên khích lệ binh sĩ chiến đấu. Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao (xã Yên Giang, huyện Yên Định).

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Di tích lịch sử căn cứ Ba Đình, huyện Nga Sơn gắn liền tên tuổi cụ Phạm Bành. Ảnh tư liệu

Sáng 21-1-1887, quân Pháp chiếm được Ba Đình, sau đó triệt hạ cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cou, rồi triệt hạ đồn này vào ngày 2-2-1887.

Về phần mình, sau để cứu mẹ già và con là Phạm Tiêu bị giặc bắt làm con tin, Phạm Bành buộc phải ra đầu thú. Để tỏ rõ khí tiết của mình, ông đã uống thuốc độc tự tử…

Trải qua 134 năm, tinh thần quật khởi của cuộc khởi nghĩa Ba Đình vẫn mãi là biểu tượng cho tinh thần quyết tâm, anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta. Âm vang Ba Đình vẫn còn ngân vang, thắp lên ngọn lửa yêu nước cho thế hệ mai sau.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]