(vhds.baothanhhoa.vn) - Giữa những luống dưa kim hoàng hậu, dưa ánh sao Hàn Quốc lúc lỉu quả đang độ thu hoạch, Thanh nâng niu, chăm chút, bởi để có được những quả dưa căng tròn, ngọt giòn thanh thanh ấy, anh đã đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và cả những thất bại liên tiếp trên hành trình theo đuổi con đường làm nông nghiệp sạch, hướng tới nông nghiệp hữu cơ.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Giữa những luống dưa kim hoàng hậu, dưa ánh sao Hàn Quốc lúc lỉu quả đang độ thu hoạch, Thanh nâng niu, chăm chút, bởi để có được những quả dưa căng tròn, ngọt giòn thanh thanh ấy, anh đã đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và cả những thất bại liên tiếp trên hành trình theo đuổi con đường làm nông nghiệp sạch, hướng tới nông nghiệp hữu cơ.

Video: Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Học điện tử viễn thông rồi “rẽ ngang” làm nông nghiệp sạch

Biết anh qua chợ nhỏ an lành, chúng tôi tìm đến Lê Phú Thanh - chàng trai thế hệ 8x quê ở phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa đang khởi nghiệp với nông nghiệp sạch. Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh đó là một con người it nói, cao, gầy, đậm chất nông dân.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Anh Lê Phú Thanh là một trong những thành viên chợ nhỏ an lành đang khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.

Lê Phú Thanh sinh năm 1987, tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ra trường Thanh trải qua nhiều công việc ở Hà Nội, Nam Định. Cho đến khi về Thanh Hóa, Thanh nhận thấy diện tích đất nông nghiệp bị người dân để hoang rất nhiều, trong khi đó vấn nạn thực phẩm không an toàn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn, làm ô nhiễm nguồn đất, nước, sức khỏe của người lao động trực tiếp bị ảnh hưởng.

Thanh muốn làm ra sản phẩm chứng minh cho mọi người thấy, không phụ thuộc vào phân bón hóa học thì vẫn sản xuất ra nông sản chất lượng. Thanh muốn thay đổi - những người trẻ làm nông nghiệp đều muốn thay đổi vì những người trẻ rồi khi quay lại làm nông nghiệp không muốn làm theo lối mòn, không chạy theo sản lượng, bài toán nông sản làm xong không tiêu thụ được, do chất lượng nông sản không tốt. Bởi vậy, Thanh muốn làm nông sản giá trị mà không chờ ai giải cứu, tự làm, tự chủ động việc cung cấp chuỗi sản phẩm ra ngoài thị trường.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Lê Phú Thanh bắt đầu lựa chọn con đường nông nghiệp sạch từ năm 2019 và gặp những thất bại liên tiếp nhưng anh vẫn quyết tâm theo đuổi bởi niềm đam mê và mong muốn đem đến sản phẩm nông nghiệp chất lượng đến người tiêu dùng.

Thanh suy nghĩ về làm nông nghiệp và bắt đầu nghiên cứu về nó. Một công việc chẳng liên quan đến ngành nghề mình đã học, nhưng với niềm yêu thích và mong muốn đem đến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đến người tiêu dùng, Thanh quyết tâm theo đuổi.

Giữa năm 2019, Thanh bắt đầu tập trung làm nông nghiệp, thuê đất tại phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa để làm nông trại trồng dưa, rau sạch theo hướng rau hữu cơ nhằm cung cấp cho các của hàng sạch, nhà hàng. Tuy nhiên, anh đã thất bại liên tiếp.

Thanh kể, do mới về Thanh Hóa nên mối quan hệ chưa có, việc tìm hiểu thị trường chưa được kỹ càng, khi trồng rau sản lượng lớn quá tiêu thụ không kịp.

Trồng rau không tiêu thụ được, Thanh chuyển sang trồng dưa. Tuy nhiên, việc trồng dưa baby trong nhà màng cũng vấp phải việc tiêu thụ không kịp, có thời điểm ùn ứ. Việc trồng, thu hoạch và chưa có nơi tiêu thụ sản phẩm sạch cứ quanh quẩn đến hết năm 2019. Thanh vừa học, vừa làm, học ngay cả những người nông dân mà mình thuê chăm sóc rau, dưa.

Vụ dưa đầu tiên Thanh trồng 1.000 cây dưa lưới và thất bại do thời tiết. Thời điểm ấy, anh chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm nên không xử lý được.

Anh bắt đầu trồng lại vụ dưa mới, khi cho thu hoạch thì ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến hàng hóa ngưng trệ. Đến tháng 9-2020 mới có vụ dưa ổn định, đủ chi phí để Thanh quay lại tái đầu tư thì phải trả lại đất thuê và tìm khu đất mới.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Anh Lê Văn Ngọc (bên trái), xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương đã bắt tay làm nông nghiệp sạch cùng Lê Phú Thanh. Hiện trang trại của hai anh trồng với dưa kim hoàng hậu và dưa ánh sao Hàn Quốc.

Thanh về huyện Quảng Xương và gặp anh Lê Văn Ngọc ở xã Quảng Chính, anh Hoàng Văn Thơ ở xã Quảng Thạch - 2 người có chung chí hướng làm nông nghiệp sạch và họ đã bắt tay nhau cùng làm việc.

Hiện nay Thanh cùng anh Lê Văn Ngọc xây dựng 3 khu nhà màng, mỗi nhà diện tích 1.000 m2, trồng 2.800- 3.000 cây dưa kim hoàng hậu, dưa ánh sao Hàn Quốc.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Anh Thanh kiểm tra lại hệ thống điện, nước, hẹn giờ tưới nước cho cây.

Công việc hàng ngày của Thanh xuống kiểm tra cây vào đầu giờ sáng, xem cây có bệnh tật gì không và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho cây. Cây dưa có tốc độ phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng từ 75-80 ngày/vụ, vì vậy chế độ dinh dưỡng cũng phải thay đổi thường xuyên tùy theo điều kiện thời tiết.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Giống dưa sao Hàn Quốc được trồng tại khu nhà màng của anh Lê Phú Thanh đang độ thu hoạch.

Thời gian chuẩn bị thu hoạch, giữa những luống dưa lúc lỉu quả, Thanh nâng niu, chăm chút hết mình. Bởi, để có những quả dưa căng tròn, ngọt, giòn ấy, anh đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và cả những thất bại.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Bên cạnh vườn dưa đang độ thu hoạch, Thanh đã ươm 2.800 cây dưa mới cho vụ kế tiếp.

Bên cạnh vườn dưa đang độ thu hoạch, Thanh dẫn chúng tôi đi xem khu trồng dưa mới với khoảng 2.800 cây giống. Những mầm non đang nhú, chỉ khoảng 15 ngày nữa là bung lá. Dưa trồng trong nhà màng không bị côn trùng phá hoại và tác động của mưa lớn, đảm bảo năng suất.

Ngoài bắt tay làm nông nghiệp cùng anh Lê Văn Ngọc, Thanh cũng đồng hành cùng anh Hoàng Văn Thơ ở xã Quảng Thạch cùng xây dựng trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng.

Mục tiêu của Thanh không phải là làm một mình mà muốn kết nối với những người có cùng đam mê, cũng đang sản xuất nông nghiệp, bởi vậy qua quá trình tìm hiểu, Thanh biết đến anh Ngọc, anh Thơ…

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Thanh đồng hành cùng anh Hoàng Văn Thơ ở xã Quảng Thạch cùng xây dựng trang trại kết hợp vườn ao chuồng. Mục tiêu của Thanh không phải là làm một mình mà muốn kết nối với những người có cùng đam mê, cũng đang sản xuất nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

Thanh chia sẻ: Mỗi người có thế mạnh riêng trong làm nông nghiệp, cùng hỗ trợ lẫn nhau đồng hành trên con đường đã chọn. Ở đó sẽ tạo nên mối liên kết để làm sao hỗ trợ nhau về kỹ thuật, sản xuất, tạo vòng tròn tiêu thụ sản phẩm, vòng tròn sản xuất để có thể lúc nào cũng có sản phẩm rau, củ, quả ra thị trường.

Tại trang trại ở xã Quảng Thạch, Thanh và Thơ chăm sóc từng vườn bầu, chuẩn bị đất trồng dưa lưới, các loại cây ăn quả, nuôi vịt, bồ câu, thả ốc nhồi. Mọi thứ mới chỉ bắt đầu, nhưng nhìn thái độ làm việc, tôi tin là họ đã vạch cho mình những kế hoạch, quyết tâm theo đuổi...

“Những người trẻ bắt đầu khởi nghiệp thiếu rất nhiều thứ”

Qua nhiều lần thất bại, Thanh nhận ra những người trẻ bắt đầu khởi nghiệp thiếu rất nhiều thứ. Thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu mối quan hệ, thiếu sự kết nối khi có sản phẩm dẫn đến đầu ra chưa có. Bởi vậy cứ lầm lũi theo con đường mình đã chọn, làm theo đam mê để đi tới thành công.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Qua nhiều lần thất bại, Thanh nhận ra những người trẻ bắt đầu khởi nghiệp thiếu rất nhiều thứ.

Anh Thanh cho biết: Khi bắt đầu khởi nghiệp thiếu vốn. Số vốn ít ỏi nên tôi không làm được nhiều mà làm từ từ từng ngày một, lấy nông sản mình thu hoạch bán đi rồi quay vòng vốn. Còn kiến thức, kỹ thuật thì đi tham quan nhiều, gặp gỡ những người đã làm trước mình để học hỏi và cả tìm hiểu trên báo chí, sách vở để mình tìm ra hướng mới.

Nếu các bạn trẻ đang tìm hiểu về con đường làm nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ thì các bạn cần có định hướng rõ ràng ngay từ đầu, tìm hiểu về kiến thức, thị trường. Việc đầu ra nông sản rất quan trọng, mình không thể lầm lũi sản xuất mà không nghĩ tới đầu ra.

Cứ sản xuất đi rồi sẽ có người đến thu mua cho mình. Điều đó không đúng, sản phẩm tốt nhưng không có truyền thông tốt, có chuỗi liên kết bán sản phẩm cho mình thì sản phẩm đấy không đi được xa, không tiếp cận được nhiều người. Bởi vậy khi bắt đầu khởi nghiệp phải biết cách bán hàng, cách làm truyền thông, liên kết nhiều nguồn lực.

Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch

Anh Thanh cho biết nếu không có chuỗi liên kết bán sản phẩm cho mình thì sản phẩm không đi được xa, không tiếp cận được nhiều người.

Cơ duyên giúp anh Thanh biết đến chợ nhỏ an lành, qua đó anh tìm được những người có chung chí hướng, đam mê, để rồi cùng kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản.

“Chợ nhỏ an lành chủ yếu là những người trẻ như tôi hoặc trẻ hơn tôi, các bạn mong muốn tạo ra môi trường sản xuất an toàn, sản xuất sạch, sản xuất tử tế để tạo ra sản phẩm tốt nhất mang đến cho người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu vì cộng đồng. Hiện tại tất cả đều đang xây dựng, chưa có những thành quả nhất định, nhưng tôi tin với những gì mà bản thân cũng như các bạn trẻ đang làm cùng với khát khao của sức trẻ, của hoài bão và của hành trình hướng đến một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, chúng tôi sẽ thành công”, anh Thanh cho biết.

Ngọc Huấn – Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế (Bài 2): Những câu chuyện ...

    Phía sau những chai mật ong lên men, chai tinh dầu sả, dầu bưởi mùi hương dễ chịu, vị tương cà chua dậy vị hay những quả dưa ngọt lành, thanh mát… được bày bán, giới thiệu tại chợ nhỏ an lành là câu chuyện khởi nghiệp thú vị, nhưng đầy gian nan của những người trẻ - những người dám từ bỏ những công việc vốn có để được thỏa sức làm những điều mình mơ ước, không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

  • Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 3): Chàng trai 8x quyết tâm theo đuổi con đường nông nghiệp sạch
    Từ chợ nhỏ an lành đến những người trẻ làm điều tử tế ( Bài 1): Lan tỏa những ...

    Chợ nhỏ an lành chỉ họp duy nhất vào sáng chủ nhật đầu tiên của tháng. Điều thú vị cảm nhận ở phiên chợ là mỗi gian hàng mang dấu ấn riêng của người sản xuất cũng như đặc trưng vùng miền của sản phẩm. Ở đó, người mua thong dong dạo chơi qua những gian hàng, người bán giới thiệu sản phẩm do mình làm ra, niềm đam mê, nỗ lực theo đuổi sản xuất theo hướng bền vững, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp để được khẳng định mình và cống hiến cho xã hội. Đó là điều khiến cho những người đến phiên chợ thêm gần gũi, gắn kết.


Ngọc Huấn – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]